Kế toán ngoại tệ trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Trong đơn vị HCSN vấn đề ngoại tệ bạn cần phải hiểu để còn xử lý ghi sổ kế toán chính xác nhằm phản ánh đúng các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ trong đơn vị HCSN. Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết Kế toán ngoại tệ trong đơn vị hành chính sự nghiệp là gì qua bài viết dưới đây.

1. Các quy định về kế toán ngoại tệ trong đơn vị HCSN

ke-toan-ngoai-te-trong-don-vi-hanh-chinh-su-nghiep-1

Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kế toán ngoại tệ trong đơn vị HCSN được thực hiện theo các quy định sau:

– Các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ đã thanh toán tiền được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua; bán thực tế tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh; hoặc hợp đồng quy định cụ thể tỷ giá thanh toán; thì sử dụng tỷ giá quy định cụ thể trong hợp đồng để ghi sổ kế toán.

– Khi phát sinh các khoản thu hoạt động, thu viện trợ; các khoản chi và giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ; TSCĐ mua bằng ngoại tệ dùng cho hoạt động hành chính; hoạt động dự án phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Bộ Tài chính; công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

– Trường hợp không có quy định cụ thể tỷ giá thanh toán; thì sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá chuyển khoản trung bình; tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh (là trung bình cộng giữa tỷ giá mua chuyển khoản và tỷ giá bán chuyển khoản) của ngân hàng thương mại; nơi đơn vị thường xuyên có giao dịch (do đơn vị tự lựa chọn) để quy đổi ra đồng Việt Nam; khi ghi sổ kế toán đối với các khoản mục sau đây:

Các khoản mục ghi sổ kế toán

ke-toan-ngoai-te-trong-don-vi-hanh-chinh-su-nghiep-2

– Các khoản doanh thu và chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh trong kỳ;

– Giá trị vật liệu, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ mua; và các tài sản khác bằng ngoại tệ về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Bên Nợ các TK tiền, các TK phải thu và bên Có các TK phải trả phát sinh bằng ngoại tệ.

– Bên Có các TK tiền, các TK phải thu và bên Nợ các TK phải trả phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán của từng tài khoản có liên quan theo một trong ba phương pháp: bình quân gia quyền (bình quân gia quyền cả kỳ hoặc sau mỗi lần nhập) hoặc nhập trước, xuất trước hoặc thực tế đích danh.

– Đơn vị được đánh giá lại các khoản mục tiền tệ; có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động sản xuất, kinh doanh theo tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình cuối kỳ của Ngân hàng thương mại; nơi đơn vị thường xuyên giao dịch. Đơn vị không được đánh giá lại các khoản mục tiền tệ; có gốc ngoại tệ cuối kỳ của hoạt động hành chính, sự nghiệp, hoạt động dự án.

– Đơn vị phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết của các tài khoản: Tiền mặt; Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc trên Tài khoản 007- Ngoại tệ các loại (tăng nguyên tệ ghi Nợ TK 007; giảm nguyên tệ ghi Có TK 007).

– Đơn vị chỉ được phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái vào TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”

Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái vào TK 413

   + Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ; của hoạt động hành chính sự nghiệp, hoạt động dự án;

   + Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ; của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ kế toán; của các TK 111, 112, 131, 331,… thuộc hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

   + Tại thời điểm lập BCTC; số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ; có gốc ngoại tệ cuối kỳ kế toán; của hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi bù trừ trên TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”; được kết chuyển vào bên Có TK 515 “Doanh thu tài chính” (nếu lãi tỷ giá hối đoái); hoặc vào bên Nợ TK 615 “Chi phí tài chính” (nếu lỗ tỷ giá hối đoái).

Xem thêm: Phương pháp kế toán ngoại tệ trong đơn vị HCSN

2. Tài khoản kế toán

ke-toan-ngoai-te-trong-don-vi-hanh-chinh-su-nghiep-3

TK 431 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

* Công dụng:

Tài khoản này dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái; khi đánh giá lại số dư của các khoản mục tiền tệ; có gốc ngoại tệ của hoạt động SXKD, dịch vụ cuối kỳ.

*Nội dung và kết cấu:

Bên Nợ:

– Chênh lệch tỷ giá phát sinh (lỗ tỷ giá hối đoái) trong kỳ của các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ; của hoạt động hành chính sự nghiệp, hoạt động dự án.

– Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ (lỗ tỷ giá hối đoái) cuối năm tài chính; của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Kết chuyển (xử lý) số chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi tỷ giá hối đoái); của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động sản xuất kinh doanh; vào TK 531 “Thu hoạt động sản xuất kinh doanh”

– Kết chuyển (xử lý) số chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm tài chính; (lãi tỷ giá hối đoái) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động sản xuất, kinh doanh vào TK 515- Doanh thu tài chính.

Bên Có:

– Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại (lãi tỷ giá hối đoái) trong kỳ của các nghiệp vụ kinh tế; bằng ngoại tệ của hoạt động hành chính sự nghiệp, hoạt động dự án;

– Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại (lãi tỷ giá hối đoái) các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động sản xuất; kinh doanh vào cuối năm tài chính;

– Kết chuyển (xử lý) số chênh lệch tỷ giá; do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá hối đoái) của hoạt động sản xuất; kinh doanh vào TK 615 – Chi phí tài chính.

Số dư bên Nợ: Số chênh lệch tỷ giá (lỗ tỷ giá hối đoái) chưa xử lý cuối kỳ.

Số dư bên Có: Số chênh lệch tỷ giá (lãi tỷ giá hối đoái) chưa xử lý cuối kỳ.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận