Kế toán kiêm hành chính nhân sự đơn vị HCSN | Giống như doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực hay quy mô của từng doanh nghiệp sẽ có những lĩnh vực kế toán khác nhau. Bên hành chính nhân sự cũng tương tự, với nhiều đơn vị sự nghiệp khác nhau thì kế toán cũng có nghiệp vụ, vai trò và đặc trưng khác nhau. Như vậy, hạch toán của kế toán hành chính sự nghiệp được thực hiện như thế nào? Cùng Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Ở bài viết trước, chúng tôi cũng đã đề cập những vấn đề liên quan như khái niệm kế toán hành chính sự nghiệp, công việc của kế toán hành chính sự nghiệp. Tiếp đó, về cách hạch toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp theo thông tư 107 được thực hiện như sau:
1. Hạch toán nghiệp vụ rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc về quỹ tiền
Cũng như bên doanh nghiệp, chúng ta hạch toán như sau:
Nợ TK 111
Có TK112: Tổng tiền rút từ ngân hàng, kho bạc về nhập quỹ tiền mặt
2. Nghiệp vụ rút tạm ứng dự toán cho các hoạt động chi tiêu cho đơn vị
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 337: Tạm thu (3371)
Có TK 008: Dự toán cho các hoạt động chi (008211, 008221).
3. Nghiệp vụ các khoản tiền mặt mà đơn vị đã tạm ứng trước đó thuộc ngân sách nhà nước sẽ ghi:
Nợ TK 611: Các chi phí hoạt động
Có TK 111: Tiền mặt
Nợ TK 337: Tạm thu (3371)
Có TK 511: Thu các khoản do ngân sách nhà nước cung cấp
4. Tiền mặt tạm ứng cho các lao động tại đơn vị hạch toán tương tự như doanh nghiệp
Nợ TK 141
Có TK 111: Khoản tiền tạm ứng
5. Hạch toán cho các khoản phải trả, thanh toán bằng tiền mặt
Nợ TK 331, 332, 334
Có TK 111: Tiền mặt
Nợ TK 337: Khoản tạm thu (3371)
Có TK 511: Các hoạt động thu ngân sách nhà nước cung cấp
6. Hạch toán các khoản ứng trước cho các nhà cung cấp
Nợ TK 331/ Có TK 111: Tổng các khoản bắt buộc trả cho người bán
7. Trường hợp nếu đã thanh lý hợp đồng cho nhà cung cấp
Nợ 611: Các chi phí hoạt động của cơ quan, đơn vị
Có TK 331: Tổng các khoản bắt buộc phải trả cho người bán
Nợ TK 337: Số tạm thu (3371)
Có TK 511: Các hoạt động thu ngân sách
8. Định khoản giao dịch thanh toán tạm ứng từ Ngân sách nhà nước
Có TK 008: Ghi âm khoản dự toán chi phí hoạt động (008211, 008221)
Cơ TK 008: Ghi dương khoản dự toán chi phí hoạt động (008212, 008222)
9. Các khoản thu phí, lệ phí hạch toán như sau:
Nợ TK 111,112
Có TK 337/TK 138: Khoản tạm thu (3373) hoặc tiền phải thu khác (1383)
10. Hạch toán các khoản phải thu khách hàng:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131: Số tiền phải thu khách hàng
XEM THÊM:
Các khóa học kế toán hành chính sự nghiệp
Sơ đồ hạch toán kế toán hành chính sự nghiệp theo thông tư 107
11. Hạch toán các khoản thu hồi cho lao động trong đơn vị tạm ứng
Nợ TK 111,112
Có TK 141: Khoản tạm ứng.
12. Hạch toán các khoản nợ nội bộ phải thu hồi
Nợ TK 111,112
Có TK 136: Tổng các khoản phải thu trong nội bộ
13. Các quỹ thừa chưa được xác định được nguyên nhân được xử lý:
Nợ TK 111
Có TK 338: Tổng các khoản phải trả khác (3388).
14. Hạch toán các khoản từ lãi đầu tư
Nợ TK 111,112
Có TK 138, 515: các khoản từ lãi đầu tư
15. Định khoản phản ánh doanh thu bán hàng theo giá tại thời điểm chưa có thuế:
Nợ TK 111,112: Tổng giá tiền thanh toán
Có TK 531: Tổng các doanh thu từ hoạt động kinh doanh, sản xuất chưa bao gồm thuế.
Có TK 333: Các khoản bắt buộc phải nộp cho nhà nước
16. Hạch toán khi đơn vị vay tiền:
Nợ TK 111,112/Có TK 338: Tổng các khoản phải trả khác (3382).
17. Hạch toán các khoản nhận vốn từ các cá nhân tổ chức và ngoài đơn vị
Nợ TK 111,112/Có TK 411: Tổng nguồn vốn kinh doanh
18. Hạch toán các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ
Nợ TK 111,112/Có TK 348: Tổng các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ
19. Hạch toán các khoản tiền đơn vị đã ký quỹ, đặt cọc, ký cược được nhận lại
Nợ TK 111,112/Có TK 248: Tổng các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ
20. Hạch toán các khoản phát sinh khoản thu hộ
Nợ TK 111,112/Có TK 338: Tổng các khoản phải trả khác (3381)
21. Hạch toán các trường hợp nhượng bán tài sản cố định được để lại đơn vị:
Nợ TK 111,112: Tổng giá trị tiền thanh toán
Có TK 711: Tổng thu nhập khác (7111) chưa bao gồm thuế VAT
Có TK 333: Tổng các khoản phải nộp cho nhà nước (3331) (nếu có).
22. Hạch toán thu nhượng bán, các khoản thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 111,112/Có TK 337: Tổng số tiền tạm thu (3378).
23. Hạch toán cho các khoản số chi nhượng bán, các khoản thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 337/Có TK111: Tổng số tiền tạm thu (3378)
24. Hạch toán số tiền thu bán hồ sơ mời thầu
Nợ TK 111, 112/Có TK 337: Tổng số tiền tạm thu (3378)
25. Hạch toán số tiền chi phí liên quan đến mở thầu
Nợ TK 337/Có TK 111, 112: Tổng số tiền tạm thu (3378)
26. Hạch toán khoản chi nhỏ hơn thu khi nộp ngân sách nhà nước
Nợ TK 337/ Có TK 333: Tổng số tiền phải nộp nhà nước
Khi nộp:
Nợ TK 333/ Có TK 111, 112: Khoản phải nộp nhà nước
27. Hạch toán khoản thu từ đấu thầu nhằm mục đích duy trình các hoạt động đơn vị
Nợ TK 111, 112/Có TK 337: Tổng số tiền tạm thu (3378).
28. Hạch toán các khoản chi phí phát sinh cho quá trình đấu thầu
Nợ TK 337/ Có TK 111, 112: Tổng số tiền tạm thu (3378)
29. Định khoản các khoản chênh lệch chi – thu
– Trường hợp chi nhỏ hơn thu:
Nợ TK 337/ Có TK 511: Tổng số tiền tạm thu (3378).
– Trường hợp chi lớn hơn thu:
Nợ TK 611/ Có TK 111: Tổng chi phí hoạt động
30. Kế toán tạm chi dự toán ứng trước
a. Trường hợp phát sinh các khoản chi từ dự toán ứng trước bằng tiền, ghi:
Nợ TK 137: Tạm chi (1374)
Có các TK: 111, 112.
b. Trường hợp phát sinh các khoản chi trực tiếp từ dự toán ứng trước, ghi:
Nợ TK 137: Tạm chi (1374)
Có TK 337: Tạm thu (3374)
Đồng thời, ghi:
Có TK 009: Dự toán đầu tư XDCB (0093).
c. Trường hợp được giao dự toán chính thức, ghi:
Nợ TK 241: XDCB dở dang
Có TK 137: Tạm chi (1374).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337: Tạm thu (3374)
Có TK 366: Các khoản nhận trước chưa ghi thu (3664).
31. Hạch toán trường hợp bồi thường thiệt hại từ bên thứ 3.
Bao gồm:
– Không xác định được chủ các khoản nợ
– Tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu nợ hoạt động kinh doanh sản xuất khó đòi
– Giản hoàn thuế
Nợ TK 111, 112/ Có TK 711: Tổng các khoản thu nhập khác (7118).
32. Hạch toán mua vật liệu, nguyên liệu, dụng cụ và công cụ nhập kho
Nợ TK 152, 153/ Có TK 111, 112: khoản mua vật liệu, nguyên liệu, dụng cụ và công cụ nhập kho
33. Trường hợp dùng ngân sách nhà nước cho vay nợ nước ngoài hoặc nguồn viện trợ
Nợ TK 337: Tổng số tiền tạm thu (3371, 3372, 3373)
Có TK 366, 014: Tổng các khoản nhận trước chưa ghi thu (36612, 36622, 36632)/ Các nguồn phí khấu trừ, để lại
34. Hạch toán sau khi mua tài sản cố định đưa vào sử dụng ngay
Nợ các TK 211, 213/ Có TK 111, 112: mua tài sản cố định đưa vào sử dụng ngay
35. Trường hợp mua bằng nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn phí khấu trừ để lại, việc trợ hoặc vay nợ nước ngoài
Nợ TK 337: Tổng số tiền tạm thu (3371, 3372, 3373)
Có TK 366, 014: Tổng các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611, 36621, 36631)/ Các nguồn phí để lại khấu trừ
36. Hạch toán doanh thu bán hàng theo giá tại thời điểm chưa có thuế:
Nợ các TK 152, 153, 156, 154,… : Tổng giá trị chưa bao gồm thuế
Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112: Tổng tiền thanh toán
37. Hạch toán các khoản chi quỹ khen thưởng, phúc lợi & các khoản khác
a. Trích Quỹ khen thưởng theo quy định từ nguồn NSNN cấp theo quy định hiện hành, ghi:
– Căn cứ quyết định trích lập quỹ, đơn vị làm thủ tục rút dự toán vào TK tiền gửi (quỹ), ghi:
Nợ TK 112: Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 511: Thu hoạt động do NSNN cấp.
Đồng thời, ghi:
Có TK 008: Dự toán chi hoạt động (mục trích lập quỹ khen thưởng).
– Đồng thời phản ánh chi phí trích quỹ, ghi:
Nợ TK 611: Chi phí hoạt động
Có TK 431: Các quỹ (4311).
b. Trích lập các quỹ từ thặng dư của các hoạt động trong năm, ghi:
Nợ TK 421: Thặng dư (thâm hụt) lũy kế
Có TK 431: Các quỹ.
c. Quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng do được các tổ chức bên ngoài thưởng hoặc hỗ trợ, đóng góp, ghi:
Nợ các TK: 111, 112
Có TK 431: Các quỹ (43118, 43121).
d. Các trường hợp khác theo cơ chế tài chính phải bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (kể cả trường hợp thâm hụt), ghi:
Nợ TK 421: Thặng dư (thâm hụt) lũy kế
Có TK 431: Các quỹ (4314).
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Như vậy, trên đây kế toán Việt Hưng đã chia sẻ cho bạn cách hạch toán kế toán hành chính sự nghiệp. Chúc các bạn thành công!