Kế toán giá thành cho công ty du lịch nội địa (Phần 2)

Phần 02: Sổ sách kế toán

1. Đầu năm kết chuyển lời nhuận chưa phân phối:

Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:

Nợ TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

     Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

     Có TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.

– Số lỗ của một năm được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.

Công nợ là gì và Công việc của kế toán công nợ là gì

Bài tập kế toán quản trị – có lời giải

2. Xác định chi phí và  nghĩa vụ thuế môn bài phải nộp trong năm

+Mức thuế phải đóng: Kê khai + nộp thuế môn bài

+Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm

– Bậc 1: Trên 10 tỷ = 3.000.000

– Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ = 2.000.000

–Bậc 3: Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ = 1.500.000

– Bậc 4: Dưới 2 tỷ = 1.000.000

  • Nếu giấy phép rơi vào 01/01 đến 30/06 thì phải đóng 100% đồng
  • Nếu giấy phép rơi vào 01/07 đến 31/12 bạn được giảm 50% số tiền phải đóng=01/02

Nghĩa là:

+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên

+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài

Thuế môn bài cho các chi nhánh:

– Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000đ

– Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập: 2.000.000 đ

Lưu ý:

– Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp.

–  Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.

Thời hạn nộp tờ khai và thuế mô bài:

Với Doanh nghiệp mới thành lập thì Thời gian nộp thuế và Tờ khai thuế Môn bài Mẫu 01/MBAI chậm nhật là ngày thứ 30, kể từ ngày bắt đầu hoạt động SXKD.

 Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành.

Hoạch  tóan:

Nợ TK 6425/Có TK 3338

Ngày nộp tiền:

Nợ TK 3338/ Có TK 1111

+Các căn cứ:

 Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/8/2002 về việc điều chỉnh mức thuế môn bài.

 Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/8/2002 về việc điều chỉnh mức thuế môn bài.

–  Nghị định số 75/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 8 năm 2002 về việc điều chỉnh mức thuế môn bài.

3. Công tác tính giá thành:

– Giá thành Dịch vụ: yếu tố nguyên vật liệu (621), yếu tố nhân công(622), yếu tố sản xuất chung(627)

Khách đặt cọc Tour trước:

Nợ TK 111,112/Có TK 131

–  Phiếu thu tiền hoặc chuyển khoản có chứng từ ngân hàng

– Phiếu đặt dịch vụ hoặc hợp đồng dịch vụ

Giá thành dịch vụ

Do đó ta quy ước việc tính giá thành theo phương  pháp ước lựơng các yếu tố cấu thành giá thành:

– Nguên vật liệu: 30% (nếu có)

– Lương nhân viên trực tiếp= 60%

– Sản xuất chung=10%

– Lợi nhuận định mức hoạt động=15%

Ví dụ: doanh thu = 100.000.000 dịch vụ

– Lợi nhận mục tiêu=100.000.000×15%=15.000.000

– Chi phí cần phân bổ tính giá thành=100.000.000-100.000.000×15%=85.000.000

– Lợi nhận mục tiêu=100.000.000×15%=15.000.000 sẽ được cân đối bằng các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp: khấu hao công cụ, lương nhân viên văn phòng, khấu hao, dịch vụ mua ngoài: điện, internet….

+Tập hợp chi phí để tính giá thành 154 là : 621, 622,627 , Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Giá thành SPHoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ

+Kế tóan có hai xu hướng lựa chọn hoạch tóan:

+Xu hướng theo dõi tính giá thành qua phần tạm ứng 141: đây là xu hướng chung để khóan duỵệt đối tiểu hóa chi phí tuour cho hướng dẫn viên tour

+ Tạm ứng: nhân viên hướng dẫn trực tiếp các tour làm giấy đề nghị tạm ứng: Trong quá trình thực hiện tour thường phát sinh khoản tạm ứng chi tour của điều hành tour và trả trước của khách hàng cũng như đặt cọc tiền nhận trước phòng khách sạn, nhà hàng

–        Dự toán chi đã được Kế toán trưởng – BGH ký duyệt

–        Giấy đề nghị tạm ứng.
–    Phiếu chi tiền hoặc chứng từ ngân hàng

Nợ TK 141/ có TK 111,112

+Hoàn ứng: sau khi hoàn thành tour nhân viên phải làm quyết tóan tour

–              Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàng, tiền phòng,…công tác,…) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.

–              Ghi nhận chi phí tính giá thành

Nợ các TK 331, 621, 623, 627…

     Có TK 141 – Tạm ứng.

–              Hòan ứng:

Nợ TK 111,112/ có TK 141

Xu hướng 2: ko thông qua 141

+Chi phí vật liệu 621:

–              Tiền thuê xe

–              Tiền vé tham quan

–              Tiền phòng nghỉ khách sạn

–              Tiền ăn cho chuyến tham quan ở các tụ điểm dọc đường

–              Tiền nước cho khách

–              Khăn , túi xách, nón

Nợ TK 621

          Nợ TK 133 (nếu có)

          Nợ TK 331, 111, 112,141

–              Thực tế có rất nhiều khoản chi không có hóa đơn chứng từ những khoản này có thể lập bảng kêđể hợp pháp hóa khi lên thủ tục sổ sách với thúê

+Nhân công (622):

v      Nhân viên chính thực và thời vụ doanh nghiệp:  lương nhân viên trực tiếp phục vụ được theo dõi hàng ngày và chấm công, đối với trường hợp ko thể theo dõi có thể phân bổ theo các tiêu chí thích hợp => Chi phí nhân công chiếm 60% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ.

–              Chi phí: Nợ TK 622,627,6421/ có TK 334

–              Chi trả: Nợ TK 334/ có TK 111,112

= > Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng giai đoạn từ 2014 trở về sau Các khoản trích theo lương

–              Doanh nghiệp chịu 24%: 1. BHXH:18%;  2. BHYT: 3%;   3. BHTN: 1%   ; 4. KPCĐ: 2%

–              Người  lao động chịu 10.5%: 1. BHXH:8%;  2. BHYT: 1.5%;   3. BHTN: 1%

 Trích bảo hiểm các loại theo quy định (tính vào chi phí) lương đóng bảo hiểm (BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%, BHCĐ 2%)

Nợ TK 622,627,642

Có TK 3382 (BHCĐ 2%)

Có TK 3383 (BHXH 18%)

Có TK 3384 (BHYT 3%)

Có TK 3389 (BHTN 1%)

Trích bảo hiểm các loại theo quy định và tiền lương của người lao động

Nợ TK 334 (10,5%)

Có TK 3383 (BHXH 8%)

Có TK 3384 (BHYT 1,5%)

Có TK 3389 (BHTN1%)

Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định

Nợ TK 3382 (BHCĐ 2%)

Nợ TK 3383 (BHXH 26%)

Nợ TK 3384 (BHYT 4,5%)

Nợ TK 3389 (BHTN 2%)

Có TK 112 (34,5%)

Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có)

  Nợ TK 334                  Thuế TNCN

Có TK 3335

Chú ý: Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau

+ Hợp đồng lao động+CMTND  phô tô kẹp vào

+ Bảng chấm công hàng tháng

+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

+ Tất cả có ký tá đầy đủ

+Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ

= > thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN

+Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương or bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ….=> gói lại một cục

Chú ý:

–  Nếu ký hợp đồng dứơi 3 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ

–  Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định

“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

+ Chi chi phí sản xuất chung 627:

+Lương nhân viên điều hành chung hay gọi là trưởng tour

+Quần áo vật dụng giày dép, găng tay,loa, video, ba lô…

+ Chi phí bảo hiểm cho khách đi tour…

+ Điện thoại, bộ đàm

+Bản đồ

+Dụng cụ sơ cấp cứu y tế

những thứ này phân bổ  trên tài khoản 142,242 vào các hợp đồng dịch vụ bên công ty bạn cung cấp khách hàng
Hóa đơn đầu vào:

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển  tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ +  Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

– Nếu là dịch vụ:

Nợ TK 627,1331

Có TK 111,112,331…

– Nếu là công cụ:

 Nợ TK 153,1331/ Có TK 111,112,331

– Đừa vào sử dụng:

Nợ TK 142,242/ Có TK 153

Phân bổ:

Nợ TK 627/ Có TK 142,242

=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ

Nợ TK  154/ Có TK 622,627

= > Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng

v      Ghi nhận doanh thu (511) và giá vốn (632):

+Dịch vụ cung cấp cho các cá nhân, nhóm, tổ chức ko  lấy lấy hóa đơn

– Phiếu đặt dịch vụ

– Quyết tóan giá trị thanh tóan

–  Hóa đơn GTGT

– …………

+Dịch vụ cung cấp cho tổ chức, doanh  nghiệp,công ty….những đơn vị này đều hầu hết lấy hóa đơn chứng từ

– Phiếu xác nhận dịch vụ

–  Hợp đồng dịch vụ

–  Thanh lý hợp đồng

–  Hóa đơn GTGT

– Quyết tóan giá trị thanh tóan

Nợ  TK  111,112,131/ TK có 511,33311

+Khi nộp tiền thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 33311- Thuế GTGT phải nộp.

Có các TK 111, 112,. . .

–  Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

–  Phiếu chi tiền hoặc Ủy nhiệm chi nếu thanh tóan qua ngân hàng

–  Đồng thời xác định giá vốn:

  Nợ TK  632/ có TK  154

Chi phí quản lý doanh nghiệp (642):

+Ngoài ra còn các chi phí như tiếp khách: hóa đơn ăn uống phải bill hoặc bảng kê đi kèm, quản lý: lương nhân viên quản lý, kế tóan, thủ quỹ, thu ngân….chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng: bàn ghế, máy tính…… ko cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý doanh nghiệp sau này tính lãi lỗ của doanh nghiệp

v      Bao gồm các chi phí:

–              Giấy, bút, viết….văn phòng phẩm

–              Chi phí thuê văn phòng

–              Chi phí máy móc công cụ dụng cụ: máy in, máy fax, máy vi tính

–              Chi phí lương nhân viên quản lý: giám đốc, kế toán , thủ quỹ….

–         Nếu là dịch vụ:

Nợ TK 642*,1331

Có TK 111,112,331…

–         Nếu là công cụ, tài sản cố định:

 Nợ TK 153, 211,1331/ có TK 111,112,331

–         Đưa vào sử dụng:

Nợ TK 142,242/ có TK 153

–         Phân bổ:

Nợ TK 642*/ có TK 142,242,214

Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng

+ Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán

–              Lãi ngân hàng: Nợ TK 112/ Có TK 515

–              Phí ngân hàng: Nợ TK 6425/ Có TK 112

Nợ TK  627,642/ có TK 142,242,214

Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng

+ Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212
Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng:

Xác định doanh thu thuần: Tổng Có PS 511 – Tổng Nợ PS 511

Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911

Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng :

Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811

Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng: Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0

Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212

Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0

Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911

– Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:

Nợ TK 8211/ có TK 3334

– Kết chuyển:

 Nợ TK 911/ có TK 8211

– Nộp thuế TNDN:

Nợ TK 3334/ có TK 1111,112

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *