Hướng dẫn làm kế toán nội bộ tổng hợp trong doanh nghiệp sản xuất

Kế toán nội bộ là bộ phận quan trọng trong kế toán doanh nghiệp. Kế toán nội bộ cho biết được tình hình thực tế sản xuất và tiêu thụ tại doanh nghiệp. Từ đó giúp nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và chính xác nhất với thực trạng của công ty.

kế toán nội bộ
Hướng dẫn làm KT nội bộ tổng hợp trong doanh nghiệp sản xuất

THAM KHẢO: Khóa học thực hành kế toán sản xuất

1. Kế toán nội bộ là gì?

Kế toán nội bộ là tập hợp tất cả những phát sinh thực tế tại doanh nghiệp bao gồm cả những khoản không có hóa đơn, chứng từ.

2. Công việc của kế toán nội bộ tổng hợp trong doanh nghiệp sản xuất

2.1 Kế toán tiền mặt (thủ quỹ)

– Kiểm tra và lập phiếu thu, chi các khoản thực tế phát sinh tại doanh nghiệp.

– Mở sổ quỹ tiền mặt để theo dõi biến động của tiền mặt tại doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào.

– Đối chiếu số liệu với Sổ kế toán thanh toán tiền mặt của kế toán thuế. Từ đó so sánh xem có sự khác nhau giữa sổ KTNB và sổ kế toán thanh toán.

– Đối với những khoản chi nội bộ không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của luật thuế thì KT nội bộ phải mở sổ theo dõi riêng. Vì những khoản chi phí này không được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế nhưng thực tế vẫn phát sinh tại doanh nghiệp.

2.2 Kế toán kho

– Lập phiếu nhập xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất

– Hàng tháng căn cứ vào phiếu nhập – xuất kho nguyên vật liệu đã lập để làm Báo cáo nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu thực tế phát sinh hàng tháng.

– Đối chiếu giữa số liệu Báo cáo nhập xuất tồn kho với số liệu của thủ kho. Nếu số liệu chưa khớp thì phải tìm ra nguyên nhân và xử lý.

2.3 Kế toán ngân hàng

– Hàng ngày, kế toán nội bộ lập các chứng từ ngân hàng như: Ủy nhiệm chi, séc rút tiền, giấy nộp tiền vào tài khoản

– Mở sổ Theo dõi  tiền gửi ngân hàng. Nếu doanh nghiệp giao dịch với nhiều ngân hàng và nhiều loại tiền VNĐ, USD thì kế toán nội bộ phải mở sổ theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng và từng loại tiền khác nhau.

– Cuối tháng, kế toán lấy sổ phụ ngân hàng và đối chiếu với sổ tiền gửi nội bộ để chốt số dư hàng tháng

– Nếu thiếu chứng từ ngân hàng nào, thì yêu cầu ngân hàng cung cấp đầy đủ và kẹp chứng từ theo ngày phát sinh giao dịch. Hàng tháng chốt số dư và đóng chứng từ theo tháng

2.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì việc quản lý và kế toán tiền lương là công việc khá quan trọng. Vì sản xuất yêu cầu nhiều công nhân và lượng công nhân ra vào công ty cũng khá phức tạp. Đòi hỏi kế toán theo dõi nội bộ phải có kinh nghiệm trong quản lý hồ sơ lao động và khả năng xử lý trong bút toán tính lương và trích lương cho người lao động

– Soạn thảo và quản lý hợp đồng lao động

– Xây dựng quy chế lương căn cứ vào quy định của doanh nghiệp

– Lập bảng chấm công và tính lương hàng tháng cho các bộ phận

– Trích các khoản bảo hiểm cho người lao động

– Đối chiếu các khoản tiền đã trích nộp BHXH, BHYT, BHTN đã nộp cho người lao động với Thông báo của Cơ quan Bảo hiểm xã hội

2.5 Theo dõi công cụ dụng cụ và Tài sản cố định có trong doanh nghiệp

Công cụ, dụng cụ và tài sản cố định là những tài sản có giá lớn trong doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu KTNB phải theo dõi và đối chiếu với kế toán thuế.

2.6 Kế toán bán hàng

– Viết hóa đơn bán hàng

– Mở sổ theo dõi chi tiết tiêu thụ hàng ngày. Cuối ngày đối chiếu doanh thu tiêu thụ và thuế GTGT (nếu có) trong ngày

– Đối chiếu số liệu nhập xuất tồn kho thành phẩm với thủ kho

2.7 Kế toán công nợ

– Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ mua bán hàng hóa, kế toán nội bộ vào sổ theo dõi công nợ của từng khách hàng, nhà cung cấp

– Theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng. Từ đó đôn đốc việc thanh toán đúng thời hạn

– Thường xuyên đối chiếu công nợ với kế toán tổng hợp

– Cuối tháng, kế toán lập biên bản đối chiếu công nợ với từng khách hàng để hai bên cùng kiểm tra, đối chiếu làm căn cứ cho việc thanh kiểm tra thuế sau này

2.8 Kế toán giá thành (kế toán nội bộ)

Việc cân đối và tính giá thành là công việc của kế toán tổng hợp. Tuy nhiên, kế toán nội bộ cũng cần biết được định mức tiêu hao nguyên vật liệu là bao nhiêu. Việc hoàn thành một sản phẩm để tiêu thụ thì cần những chi phí gì. Từ đó, phối hợp với các bộ phận để có thể có kế hoạch sản xuất tốt nhất và tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất

Kế toán nội bộ là một bộ phận quan trọng trong kế toán. KT nội bộ sẽ cung cấp cho ban quản trị những thông tin thực tế phát sinh tại doanh nghiệp để biết được tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ với Kế toán Việt Hưng được giải đáp và tư vấn trực tiếp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *