Thủ tục xuất hóa đơn hàng biếu tặng như thế nào? Mỗi doanh nghiệp đều có các hoạt động biếu tặng hàng hóa cho cán bộ, công nhân viên, đối tác, khách hàng. Vậy, hàng biếu tặng có phải xuất hóa đơn? Cùng Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
> Hướng dẫn cách tra cứu thông tin hóa đơn tổng cục thuế
> Đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường
> Cách tra cứu hóa đơn giá trị gia tăng có hợp lý, hợp lệ hay không
1. Hàng biếu tặng có phải xuất hóa đơn?
Theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC.
- Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng… (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Đồng thời, khoản 9 Điều 3 Thông tư này cũng nêu rõ:
- Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng… thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng). Trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Như vậy
Khi xuất hàng để biếu, tặng (khách hàng, người lao động…) đều phải xuất hóa đơn như bán hàng bình thường cả khi mua tặng luôn hoặc nhập về kho rồi biếu, tặng.
2. Thủ tục xuất hóa đơn hàng biếu tặng
Giá trị quà tặng trên 200.000 đồng:
- Doanh nghiệp thực hiện lập hóa đơn riêng cho từng khách hàng được biếu, tặng.
Giá trị quà tặng dưới 200.000 đồng hoặc người nhận không có nhu cầu lấy hóa đơn (không phân biệt giá trị quà tặng):
- Cuối mỗi ngày, doanh nghiệp lập chung 01 hóa đơn GTGT ghi số tiền thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định.
3. Những lưu ý khi xuất hóa đơn
1, Khi xuất hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, cho, biếu, tặng thì đều phải lập hóa đơn theo quy định.
2, Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ cho, biếu, tặng
Lưu ý: Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT như phần mềm, nông sản chưa qua chế biến, đào tạo, dạy nghề…,nếu dùng cho, biếu, tặng sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
3, Giá tính thuế GTGT của hàng biếu tặng
- Hàng hoá cho biếu tặng trong những chương trình khuyến mại có đăng ký với Sổ công thương, thì hàng hoá dịch vụ xuất cho biếu tặng không chịu thuế (Giá tính thuế = 0)
- Hàng hoá cho biếu tặng không đăng ký với Sổ công thương, thì hàng hoá dịch vụ xuất cho biếu tặng chịu thuế. Giá tính thuế bằng với giá bán của hàng hoá dịch vụ cùng loại cùng thời điểm
4, Thuế TNDN đối với hàng biếu tặng
Doanh nghiệp sẽ được tính toàn bộ chi phí của hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng khi đáp ứng đủ điều kiện đã ghi tại khoản 1 điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:
Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng
4. Một số công văn quy định về hàng biếu tặng
4.1 Nhân dịp Tết trung thu
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty TNHH Haseko HimlamBC nhân dịp Tết Trung thu có hoạt động tri ân khách hàng và khuyến khích động viên tinh thần làm việc của người lao động trong Công ty (theo quy chế nội bộ đã ban hành) dưới hình thức mua bánh trung thu để tặng khách hàng và cho người lao động thì:
1) Về thuế GTGT
Khi trao tặng bánh trung thu cho khách hàng và nhân viên, Công ty phải xuất hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa cho khách hàng. Trong đó, giá tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. 2) Về thuế TNDN Khoản chi phí mua bánh trung thu tặng khách hàng và cho nhân viên của Công ty sẽ được trừ vào chi phí hợp lí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC được trích dẫn trên đây. |
(Công văn Số 79109/CT-TTHT hạch toán CP khi mua bánh trung thu tặng khách hàng và nhân viên của Cục thuế TP. Hà Nội)
4.2 Nhân dịp Tết Nguyên Đán
Trường hợp Công ty mua hàng hóa làm quà tặng cho nhân viên nhân dịp Tết Nguyên đán thì khi phát quà tặng, Công ty phải lập hóa đơn tính thuế GTGT như bán hàng hóa cho khách hàng (trước đây Công ty tặng quà cho nhân viên nhưng chưa lập hóa đơn thì nay được lập hóa đơn bổ sung theo quy định).
Chi phí mua quà tặng cho nhân viên thuộc khoản chi có tính chất phúc lợi nếu có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và tổng số chi có tính chất phúc lợi không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm 2015 thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập thuế TNDN (hóa đơn có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt). |
(Công văn Số 9648/CT-TTHT chính sách thuế Công Ty TNHH Sung Shin tại VN của Cục thuế TP. HCM)
4.3 Nhân dịp sinh nhật, hiếu hỷ, 8/3, thăm nom ốm đau
“2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:…
– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động, chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm; sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.1.1 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp“. – Liên quan đến nội dung các khoản chi phúc lợi của doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đã có công văn số 158/TCT – CS ngày 12/1/2017 gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. |
(Công văn Số 5435/TCT-CS chính sách thuế TNDN theo BTC tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang)
5. Cách thức viết hoá đơn hàng hoá biếu, tặng
– Với giá trị quà tặng trên 200.000 đồng:
Doanh nghiệp thực hiện lập hóa đơn riêng cho từng khách hàng được biếu, tặng.
– Với giá trị quà tặng dưới 200.000 đồng hoặc người nhận không có nhu cầu lấy hóa đơn (không phân biệt giá trị quà tặng):
Cuối mỗi ngày, doanh nghiệp lập chung 01 hóa đơn GTGT ghi số tiền thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định.
>> Giá tính thuế GTGT đối với hàng biếu, tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này (Khoản 3 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC).
6. Làm cách nào để chi phí mua hàng biếu tặng không bị khấu trừ thuế?
Điều kiện để không bị tính vào khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
– Trường hợp quà biếu, tặng khách hàng:
- Đây là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
- Là khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
– Trường hợp quà tặng nhân viên:
Ngoài các điều kiện nêu trên, tổng số chi quà tặng nhân viên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Như vậy, hàng hoá dịch vụ cho biếu tặng chỉ phải xuất hoá đơn, tính thuế nếu không đăng ký với Sở công thương, được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, được tính toàn bộ giá vốn vào chi phí, và không tính doanh thu.
> Hướng dẫn cách tra cứu thông tin hóa đơn tổng cục thuế
> Đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường
> Cách tra cứu hóa đơn giá trị gia tăng có hợp lý, hợp lệ hay không