Hạch toán kế toán công ty khai thác khoáng sản

Khai thác khoáng sản là lĩnh vực đầy nổi bật nhưng cũng không kém phần phức tạp, đòi hỏi sự chính xác và minh bạch trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong quá trình hạch toán và kế toán. Nếu bạn đang điều hành một công ty trong ngành này hoặc bạn đang là kế toán công ty khai thác khoáng sản, đây chính là bài viết không thể bỏ qua.

Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc về quy trình hạch toán kế toán công ty khai thác khoáng sản, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các nguyên tắc kế toán chính xác để đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tuân thủ các quy định và không gặp rắc rối với cơ quan thuế tương lai. Hãy cùng Kế Toán Việt Hưng khám phá, bạn nhé!

1. Điều kiện được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản

1.1 Áp dụng mô hình hộ kinh doanh

– Có báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp;

– Có kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.

1.2 Áp dụng mô hình doanh nghiệp

– Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.

– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản 

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản (mẫu số 07 ban hành kèm theo TT45/2016/TT-BTNMT);

(2) Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;

(3) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt;

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của:

(4) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(5) Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

(6) Văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò;

(7) Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo TT02/2022/TT-BTNMT) hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Xem chi tiết tại công việc Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường);

(8) Quyết định chủ trương đầu tư (đối với trường hợp nhà đầu tư trong nước), Giấy đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài);

(9) Các văn bản chứng minh vốn chủ sở hữu như sau:

– Đối với doanh nghiệp mới thành lập gồm một trong các văn bản sau:

+ Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên;

+ Điều lệ công ty đối với công ty cổ phần (tham chiếu Điều lệ mẫu tại Phụ lục I TT116/2020/TT-BTC đối với công ty đại chúng), Sổ đăng ký thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

+ Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức.

– Đối với doanh nghiệp đang hoạt động quy định như sau:

+ Đối với doanh nghiệp thành lập trong thời hạn 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản:

Nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Đối với doanh nghiệp thành lập trên 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản:

Nộp bản sao Báo cáo tài chính của năm gần nhất.

(10) Trường hợp đề nghị khai thác quặng phóng xạ, kèm theo hồ sơ còn có: Văn bản thẩm định an toàn của Cục an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

=> Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ. Trong thời hạn tối đa 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho doanh nghiệp.

* LƯU Ý:

– Thời gian lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản không được tính thời gian 90 ngày trong trường hợp phải lấy ý kiến.

– Trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn cấp Giấy phép.

– Giấy phép về khai thác khoáng sản thường có thời hạn tối đa 30 năm và có thể gia hạn nhưng thời gian tối đa là 20 năm.

3. Hạch toán kế toán công ty khai thác khoáng sản

(1) Hạch toán vốn điều lệ công ty khai thác khoáng sản:

– Xác định vốn cam kết góp trên đăng ký kinh doanh, ghi:

Nợ TK 1388

Có TK 411

– Khi thu tiền của các cổ đông, ghi:

Nợ TK 111

Có TK 1388

(2) Hạch toán lệ phía môn bài qua 2 bước:

Căn cứ vào chứng từ nộp lệ phí môn bài

– Trích tiền Lệ phí môn bài phải nộp, ghi:

Nợ TK 6422

Có TK 3338

– Hạch toán nộp lệ phí môn bài, ghi:

Nợ TK 3338

Có TK 112

(3) Hạch toán kế toán công ty khai thác khoáng sản bán cát:

– Doanh thu, ghi:

Nợ TK 131

Có TK 5112

Có TK 3331

– Giá vốn, ghi:

Nợ TK 632

Có TK 155

(4) Các chi phí đầu vào cấu thành lên sản phẩm khai thác:

– Hạch toán Chi phí nạo vét (Nếu có chi phí này phát sinh); Chi phí này nếu phân bổ cho nhiều kỳ thì hach toán:

Nợ TK 242

Nợ TK 1331

Có TK 331

– Sau đó tính phân bổ và hạch toán vào chi phí SXKD từng tháng, ghi:

Nợ TK 154: Theo khoản mục chi phí sản xuất chung (Thông tư 133/2016/TT-BTC)

Có TK 242: Giảm dần chi phí từng tháng

– Nếu hàng tháng phát sinh chi phí này (Có hóa đơn), ghi:

Nợ TK 154

Nợ TK 1331

Có TK 111, 331: Liên quan

– Hạch toán tiền thuê bến bãi:

+ Đưa vào chi phí trả trước sau đó mới tính dần vào chi phí hàng kỳ, nếu chi phí bến bãi chi trả 6 tháng đến 1 năm/1 lần, ghi:

Nợ TK 242

Có TK 111

+ Hạch toán trích vào chi phí hàng kỳ, ghi:

Nợ TK 154

Có TK 242

– Hạch toán chi phí mua công cụ dụng cụ cho văn phòng như là máy tính, máy in ấn, tủ hồ sơ,… ghi;

Nợ TK 242

Nợ TK 1331

Có TK 331

VÍ DỤ THỰC TẾ KẾ TOÁN CÔNG TY KHAI THÁC KHOÁNG SẢN:

1. Hạch toán vốn điều lệ:

– Công ty A được thành lập với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Khi thành lập, công ty ghi bút toán:

Nợ TK 1388: 10 tỷ đồng

Có TK 411: 10 tỷ đồng

– Sau đó, các cổ đông đã đóng góp toàn bộ số vốn cam kết:

Nợ TK 111: 10 tỷ đồng

Có TK 1388: 10 tỷ đồng

2. Hạch toán lệ phí môn bài:

– Công ty A phải nộp lệ phí môn bài là 3 triệu đồng, ghi:

Nợ TK 6422: 3 triệu đồng

Có TK 3338: 3 triệu đồng

– Khi nộp lệ phí môn bài, ghi:

Nợ TK 3338: 3 triệu đồng

Có TK 112: 3 triệu đồng

3. Hạch toán bán cát:

– Công ty A bán cát với doanh thu là 20 tỷ đồng (đã bao gồm thuế GTGT là 2 tỷ đồng), ghi:

Nợ TK 131: 20 tỷ đồng

Có TK 5112: 18 tỷ đồng

Có TK 3331: 2 tỷ đồng

– Giá vốn là 10 tỷ đồng, ghi:

Nợ TK 632: 10 tỷ đồng

Có TK 155: 10 tỷ đồng

Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu sâu về công tác hạch toán kế toán trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Việc hiểu rõ và áp dụng đúng các quy định về hạch toán không chỉ đảm bảo hoạt động kế toán diễn ra chính xác, minh bạch, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất, tính minh bạch, và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. 

Hy vọng bài viết Kế Toán Việt Hưng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và thực tế – đừng quên theo dõi FANPAGE cập nhật ưu đãi nhất học phí khóa học kế toán công ty khai thác khoáng sản.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *