Hạch toán giá thành sản phẩm theo thông tư 133 mới nhất

Bài tập tính giá thành sản phẩm hoàn thành, hướng dẫn cách hạch toán giá thành sản phẩm, sản phẩm hoàn thành nhập kho theo Thông tư 133.

hach-toan-gia-thanh-san-pham-theo-thong-tu-133
Sơ đồ hạch toán giá thành sản phẩm theo thông tư 133

Bài tập:

Công ty A tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong tháng 11/2017 có tài liệu như sau:

1. Xuất nguyên vật liệu chính trong kho 50.000 để sản xuất sản phẩm X
2. Tính lương cho cán bộ công nhân viên trong tháng 11/2017:
– Bộ phận quản lý phân xưởng: 2.000
– Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 5.000
– Bộ phận bán hàng: 6.000
– Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000

3. Trích các khoản lương như: BHYT, BHXH, BHTN, KPCD:
– Tỷ lệ trích các khoản theo lương năm 2017 là: 24% (Trong đó: BHXH : 18%, BHYT: 3%, BHTN: 1%, KPCD: 2%) (Đây là phần DN phải chịu)
– Người lao động phải chịu: 10,5% (Trong đó: BHXH : 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%)
– Giả dụ mức lương ở Nghiệp vụ 2 cũng là mức lương tham gia BHXH.

4. Trả lương cho cán bộ công nhân viên sau khi đã trừ các khoản BH bằng tiền mặt.

5. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 30.000.
– Khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp 9.000.
– Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng 6.000.
– Cuối kì hoàn thành nhập kho 1.000 sp A và có 45 sp dở dang. (Không có chi phí sản xuất dở dang kỳ trước)

6. Xuất kho sp bán trực tiếp giá bán chưa thuế 10% là: 250.000, Thuế GTGT phải nộp là 10%. giá vốn 143.200 đã thu tiền chuyển khoản. Vì bên mua thanh toán trước nên Công ty chiết khấu thanh toán 1% cho người mua.

Yêu cầu:
– Hạch  toán và tính giá sản phẩm hoàn thành

1. Hạch toán giá thành sản phẩm theo thông tư 133 như sau:

Xuất kho nguyên vật liệu A:

Hạch toán theo Thông tư 133:
Nợ TK – 154: 50.000.
Có TK – 152: 50.000

2. Tính lương cho cán bộ công nhân viên:

Tính lương cho cán bộ công nhân viên trong tháng 11/2017:
– Bộ phận quản lý phân xưởng: 2.000
– Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 5.000
– Bộ phận bán hàng: 6.000
– Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000

Hạch toán theo Thông tư 133:
Nợ TK – 154 : 2.000+ 5.000 = 7.000
Nợ TK – 6421: 6.00
Nợ TK – 6422 : 10.000
Có TK – 334: 23.000

3. Các khoản trích theo lương:

Trích các khoản lương như: BHYT, BHXH, BHTN, KPCD:

– Trích vào chi phí của DN là: 24% (Trong đó: BHXH : 18%, BHYT: 3%, BHTN: 1%, KPCD: 2%)
– Người lao động phải chịu: 10,5% (Trong đó: BHXH : 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%)
– Giả dụ mức lương ở Nghiệp vụ 2 cũng là mức lương tham gia BHXH.

Hạch toán theo Thông tư 133:

3.1. Trích vào chi phí của DN:

Nợ TK – 154: (7.000 x 24%) = 1.680
Nợ TK – 6421: (6.000 x 24%) = 1.440
Nợ TK – 6422: (10.000 x 24%) = 2.400
Có TK – 3382 (KPCĐ) : (23.000 x 2%) = 460
Có TK – 3383 (BHXH) : (23.000 x 18%) = 4.140
Có TK – 3384 (BHYT) : (23.000 x 3%) = 690
Có TK – 3385 (BHTN) : (23.000 x 1%) = 230

3.3. Trích vào lương của nhân viên:

Nợ TK – 334 : (23.00 x 10,5%) = 2.415
Có TK – 3383 (BHXH) : (23.000 x 8%) = 1.840
Có TK – 3384 (BHYT) : (23.000 x 1.5%) = 345
Có TK – 3385 (BHTN) : (23.000 x 1%) = 230

4. Hạch toán khi trả lương:

Thực hiện trả lương cho cán bộ công nhân viên sau khi đã trừ các khoản BH bằng tiền mặt.

– Theo Thông tư 133
Nợ TK – 334: 23.000 – 2.415 = 20.585
Có TK 111: 20.585

5. Hạch toán trích khấu hao TSCĐ:

a, Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 30.000
– Khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp 9.000
– Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng 6.000

Hạch toán theo Thông tư 133:
Nợ TK – 154 : 30.000
Nợ TK – 6422 : 6.000
Nợ TK – 6421 : 9.000
Có TK – 214 : 45.000

b, Cuối kì hoàn thành nhập kho 1.000 sp X và có 45 sp dở dang, (Không có chi phí sản xuất dở dang kỳ trước):

5.1. Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:

– Các bạn tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến việc Sản xuất để kết chuyển nhé như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí tiền lương, chi phí BH trích vào DN, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận Sản xuất …)

Hạch toán theo Thông tư 133:
– Theo Thông tư 133 thì lúc đầu các bạn đã định khoản bên 154 rồi, nên các bạn không cần định khoản gì nữa. Cụ thể Bên Nợ TK 154 = 50.000 + 7.000+ 1.680 + 30.000 = 88.680.

5.2. Cách tính Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

(Vì không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ nên các bạn chỉ tính trong kỳ)

Nếu có chi phí dở dang: Chúng ta phải tính tổng chi phí = chi phí dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ

88.680 X 45 =3.818,756
(1.000 + 45)

5.3 Tổng giá thành sản xuất sản phẩm

= 88.680 – 3.818,756 = 84.861,244

5.4 Giá thành đơn vị sản xuất sản phẩm

= 84.861,244/1.000 = 84,861

5.5. Hạch toán giá thành thành phẩm A nhập kho:

Hạch toán theo Thông tư 133
Nợ TK – 155 : 84.861,245 (1.000 sản phẩm A)
Có TK – 154 : 84.861,245

6. Khi xuất kho bán sản phẩm:

– Xuất kho sp bán trực tiếp giá bán chưa thuế 10% là: 250.000. giá vốn 143.200 đã thu tiền chuyển khoản. Bên mua thanh toán trước. Chiết khấu thanh toán 1%.
Hạch toán theo Thông tư 133
– Phản ánh Doanh thu:
Nợ TK 112: 250.000 + 25.000 = 275.000
Có 5112: 250.000
Có TK 3331: 25.000

– Phản ánh giá vốn thành phẩm:
Nợ TK 632:143.200
Có TK 155: 143.200

– Định khoản khoản Chiết khấu thanh toán:
Nợ TK – 635: (275.000 x 1%) = 2.750
Có TK 112: 2.750

Video quy trình tính giá thành sản phẩm

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

7 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen thi thu hương
Nguyen thi thu hương

chào bạn. bên mình sản xuất ra một cái tủ sắt với giá bán 3000.000đ. Bạn cho mình hỏi cách tính chi phí khấu hao cho sản phẩm này như thế nào ạ cảm ơn ban!

Hằng
Hằng

Mọi người cho em hỏi: Tại sao trong bài ví dụ trên, không được kết chuyển từ 155 sang 632 để tính giá vốn, mà lại cho giá vốn bên ngoài. Theo em được biết thì trong doanh nghiệp sản xuất giá vốn = giá thành toàn bộ (nếu sp đó đã bán rồi). Ai hiểu giải thích giúp em với.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...