Giám đốc DNTN có cần tham gia bảo hiểm không?
“Giám đốc DNTN có cần tham gia bảo hiểm không?”. Là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu. Về vấn đề này, doanh nghiệp cần xác định việc tham gia bảo hiểm. Ở đây là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế chứ không đề cập đến bảo hiểm nhân thọ. (một dạng của tiền gửi tiết kiệm) Hay các loại bảo hiểm phi nhân thọ khác (bảo hiểm mô tô, xe máy, ô tô, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm nhà xưởng…)
Tham khảo:
Các mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2017
Luật số 46/2014/QH13 – Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế
Về việc đóng bảo hiểm xã hội của giám đốc doanh nghiệp. Nghị định số 115/NĐ – CP của Chính phủ có quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 2,
1. Phạm vi áp dụng như sau:
Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
e) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
g) Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Hướng dẫn tra cứu mã số BHXH toàn quốc
Như vậy, theo nội dung tại Nghị định này Giám đốc doanh nghiệp tư nhân. Nếu có hưởng lương từ vị trí việc làm của mình. Thì sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội. Nếu không hưởng lương từ vị trí việc làm của mình thì không cần đóng bảo hiểm xã hội.
2. Giám đốc DNTN tham gia bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là 2 loại hình bảo hiểm mang tính chất bắt buộc tại nước ta. Với ý nghĩa phúc lợi xã hội việc tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế không những đem lại quyền lợi cho cá nhân mà còn đảm bảo quỹ an sinh, phúc lợi cho toàn xã hội.
Mặc dù thời gian đóng khá dài, khi đến hạn hưởng chế độ. Thì tiền trợ cấp từ bảo hiểm xã hội không được chi trả một lần và người được hưởng bảo hiểm phải trực tiếp đến nhận. Tuy nhiên, việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ đem đến một nguồn thu ổn định cho bạn khi về già, độ tuổi không còn khả năng lao động. Giám đốc doanh nghiệp tư nhân có hưởng lương cũng như người lao động cần được đảm bảo quyền lợi này khi về hưu.
3. Trường hợp bị phạt
Trường hợp giám đốc doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật mà không đóng thì sẽ bị xử phạt.
Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định của pháp luật. Để không ảnh hưởng quyền lợi, uy tín và việc kinh doanh.
Kế toán Việt Hưng là doanh nghiệp uy tín, nắm vững và tuân thủ mọi quy định của pháp luật về kinh doanh. Quý khách sẽ hoàn toàn an tâm khi làm việc với Kế toán Việt Hưng.