Điều kiện trích khấu hao nhanh tài sản cố định trong doanh nghiệp

Khấu hao nhanh tài sản cố định (TSCĐ) là phương pháp trích khấu hao TSCĐ với mức cao để thu hồi vốn nhanh hơn khi đầu tư vào TSCĐ đó. Phương pháp này giúp doanh nghiệp có thể thu hồi vốn nhanh để đổi mới công nghệ nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.

Căn cứ pháp lý khấu hao nhanh TSCĐ

dieu-kien-trich-khau-hao-nhanh-tai-san-co-dinh-trong-doanh-nghiep-1

Theo điểm a khoản 2 điều 13 thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

“Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp….Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.

TSCĐ thạm gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng TSCĐ nêu tại phụ lục 1 kèm theo thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ”.

Theo điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

“Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ đối với một số TSCĐ theo quy định hiện hành của BTC về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi”.

Điều kiện để được áp dụng phương pháp trích khấu nhanh TSCĐ

dieu-kien-trich-khau-hao-nhanh-tai-san-co-dinh-trong-doanh-nghiep-2

Theo quy định ở mục 1, thì điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp được áp dụng phương pháp trích khấu hao nhanh TSCĐ là:

  • Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao
  • Khi thực hiện trích khấu nhanh TSCĐ, doanh nghiệp vẫn đảm bảo có lãi

Các loại TSCĐ được trích khấu hao nhanh

  • Máy móc, thiết bị
  • Dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm
  • Thiết bị và phương tiện vận tải
  • Dụng cụ quản lý
  • Súc vật, vườn cây lâu năm

Mức trích khấu hao nhanh được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN

Mức trích khấu hao nhanh< =Mức trích khấu hao theo phương pháp đường thẳngx2

 Trong đó:

Phương pháp trích Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

Xác định khung thời gian khấu hao tài sản cố định

Nếu mức trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thì phần trích vượt mức khấu hao này không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN

Mục đích của phương pháp trích khấu hao nhanh TSCĐ

dieu-kien-trich-khau-hao-nhanh-tai-san-co-dinh-trong-doanh-nghiep-3

  • Giúp doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới được công nghệ
  • Phương pháp trích khấu nhanh TSCĐ làm tăng chi phí của doanh nghiệp
  • Làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
  • Phương pháp này giúp doanh nghiệp có thể thu hồi vốn nhanh để đổi mới công nghệ nhằm tăng hiệu quả kinh doanh
  • Vì vậy, đây là cách có thể giảm lợi nhuận trên báo cáo tài chính khi doanh nghiệp không muốn để lợi nhuận cao.

Ví dụ minh họa

Ngày 05/03/2018, công ty H mua một TSCĐ là máy móc, thiết bị M nguyên giá 45.000.000 đồng, thời gian khấu hao là 5 năm.

  • Hàng tháng, nếu trích khấu hao TSCĐ này theo phương pháp đường thẳng

Số tiền khấu hao hàng tháng là: 45.000.000/(5*12) = 750.000 đồng

  • Tuy nhiên, để nhanh chóng đổi mới công nghệ, công ty đã thực hiện trích khấu nhanh TSCĐ này: 1.500.000 đồng/tháng

→Ta thấy, số tiền 1.500.000 đồng công ty trích theo phương pháp khấu hao nhanh = 2 lần nếu trích theo phương pháp đường thẳng.

Vậy, số tiền: 1.500.000 đồng/tháng được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp

  • Nếu cũng ví dụ trên, nhưng hàng tháng công ty trích khấu hao nhanh là 2.000.000 đồng/tháng, thì số tiền vượt mức là 2.000.000 – 1.500.000 = 500.000 đồng sẽ không được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...