Điểm khác nhau giữa chứng chỉ DipIFR và CertIFR | Hiện nay có nhiều chứng chỉ thể hiện trình độ năng lực của bản thân. Về lĩnh vực kế toán thì có rất nhiều chứng chỉ khác nhau. Riêng về IFRS thì ở Việt Nam, 2 chứng chỉ mà nhiều kế toán đang phân vân chọn lựa đó là chứng chỉ DipIFR và CertIFR. Hãy cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu sự khác nhau của 2 chứng chỉ này nhé.
1. Chứng chỉ DipIFR và chứng chỉ CertIFR là gì?
Chứng chỉ CertIFR là chứng chỉ được viết tắt từ cụm từ: Certificate in International Financial Reporting. Chứng chỉ này được hiểu là chứng chỉ Lập báo cáo tài chính quốc tế và được ACCA cấp.
Chứng chỉ DipIFR là chứng chỉ được viết tắt từ cụm từ: Diploma in International Financial Reporting, được hiểu là chứng chỉ Lập báo cáo tài chính quốc tế nâng cao và cũng được cấp bởi ACCA.
Trong thời kì chuyển đổi VAS sang IFRS, áp dụng IFRS tại Việt Nam thì cả hai chứng chỉ này có điểm chung đó là nhằm đem tới cho người học các kiến thức về Chuẩn mực Lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) để bắt kịp xu hướng này.
Để hiểu ro hơn về nơi cấp chứng chỉ, Kế toán Việt Hưng chia sẻ một vài thông tin về ACCA để các bạn đọc giả được biết nhé.
ACCA được thành lập năm 1904, đây là Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc, có trụ sở chính ở London. ACCA có văn phòng xuất hiện ở 44 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đồng thời được công nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia. Số lượng hội viên của hiệp hội này lên tới hơn 208.000 người. Tính riêng tại Việt Nam thì số lượng hội viên ACCA lên tới hơn 1.300 người.
Chứng chỉ CertIFR và chứng chỉ DipIFR là 2 trong nhiều các chương trình đào tạo về Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế mà Hiệp hội ACCA này cung cấp.
2. Phân biệt điểm khác nhau giữa chứng chỉ DipIFR và CertIFR
VỀ MỤC ĐÍCH:
*Chứng chỉ CertIFR:
(1) Giúp hiểu cách sử dụng IFRS trên toàn thế giới
(2) Giải thích cách Tổ chức Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IERSF)/ Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) hoạt động và cách thức chúng thay đổi.
(3) Kiểm tra các yêu cầu cơ bản của IFRS trên tiêu chuẩn
(4) Cung cấp hướng dẫn về cách sử dụng IFRS trong thực tế
*Chứng chỉ DipIFR:
(1) Giúp hiểu, giải thích và áp dụng Khung khái niệm của IASB cho BCTC.
(2) Áp dụng các chuẩn mực BCTC IFRS có liên quan đến các yếu tố chính của BCTC
(3) Xác định và áp dụng các yêu cầu công khai thông tin cho các công ty trong BCTC và ghi chú.
(4) Giúp lập BCTC tập đoàn (không bao gồm BC lưu chuyển tiền tệ tập đoàn) bao gồm các công ty con, công ty liên kết và thỏa thuận chung.
VỀ YÊU CẦU ĐỐI TƯỢNG HỌC:
*Chứng chỉ CertIFR:
Sinh viên đại học hoặc người đi làm trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính muốn cập nhật kiến thức về IFRS để áp dụng vào công việc.
*Chứng chỉ DipIFR:
– 3 năm kinh nghiệm kế toán liên quan.
– Hoặc 2 năm kinh nghiệm kế toán và bằng cấp liên quan (đảm bảo ít nhất trường hợp miễn trừ cho môn cấp độ Kiến thức ứng dụng (AB/F1, MA/F2, FA/F3) và LW/F4; Hoặc 2 năm kinh nghiệm liên quan và sở hữu chứng chỉ CertIFR.
VỀ HÌNH THỨC THI LẤY CHỨNG CHỈ
*Chứng chỉ CertIFR:
– Thi trắc nghiệm trên máy tính hình thức Online ở bất cứ đâu.
– Thời gian làm bài thi: 1 tiếng
– Kỳ thi tổ chức quanh năm
– Giới hạn lần thi: 1 tài khoản được thi 3 lần trong vòng 3 tháng. Nếu thi hết 3 lần, muốn thi tiếp yêu cầu mua tài khoản thi mới.
*Chứng chỉ DipIFR:
– Thi trực tiếp trên giấy ở hội đồng thi
– Thời gian làm bài thi: 3 tiếng 15 phút
– Kỳ thi tổ chức 2 lần trong năm: Tháng 6 và Tháng 12
– Giới hạn lần thi: Không giới hạn
>> Như vậy:
– Nếu bạn muốn cập nhật kiến thức IFRS và muốn có chứng chỉ khẳng định năng lực nhanh chóng thì bạn nên chọn chứng chỉ CertIFR. Bởi chứng chỉ này được quyền thi 3 lần, Trong năm bạn có thể đăng ký thi bất cứ thời gian và thi Online không phụ thuộc vào hội đồng thi. Ngòai ra thời gian hoàn thành nhanh chóng với tỷ lệ đỗ cao hơn.
– Nếu bạn muốn chứng chỉ về IFRS nâng cao thì bạn nên chọn chứng chỉ DipIFR
– Đối với các bạn sinh viên và người đi làm chưa đáp ứng được các điều kiện học và thi nên:
- Trường hợp 1: Học chứng chỉ CertIFR trước và tích lũy dần kinh nghiệm cần thiết;
- Trường hợp 2: Nhanh chóng hoàn thành chương trình chứng chỉ ACCA và tích lũy kinh nghiệm cần thiết để thi chứng chỉ DipIFR.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Tóm lại, việc lựa chọn chứng chỉ nào thì cũng phụ thuộc vào nhu cầu, thời gian và tài chính của mỗi người. Hy vọng bài viết này các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về 2 loại chứng chỉ. Hãy truy cập vào fanpage Kế toán Việt Hưng để cập nhật những bài viết tương tự. Chúc các bạn thành công!