Đấu thầu là gì? 01 số điều cần biết khi tham gia đầu thầu

Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, là hình thức cạnh tranh văn minh được áp dụng khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Luật Đấu thầu năm 2013 được ban hành đã khắc phục đáng kể lỗ hổng trong hoạt động đấu thầu được điều chỉnh trước đó bởi Luật Đấu thầu 2005. Dưới đây là các thông tin làm rõ về khái niệm đấu thầu cùng một số nội dung quan trọng về hình thức giao dịch đặc biệt này.

1. Đấu thầu là gì?

Căn cứ theo Khoản 12, Điều 4, Luật Đấu thầu năm 2013, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu nhằm mục đích ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất.

Như vậy, có thể hiểu đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu để ký kết hợp đồng.

đấu thầu
Khái niệm về đấu thầu

Bản chất đấu thầu được xem như một hoạt động thương mại, trong đó các bên dự thầu là các thương nhân đáp ứng đủ điều kiện, tham gia với mục tiêu hướng tới là lợi nhuận. Bên mời thầu tổ chức đấu thầu nhằm xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện lợi ích tốt nhất cho họ.

2. Có những hình thức đấu thầu nào?

Căn cứ theo Mục 1, Chương 2, Luật Đấu thầu năm 2013, hiện nay có một số hình thức đấu thầu chính như sau:

Đấu thầu rộng rãi

Theo Khoản 1, Điều 20, Luật Đấu thầu năm 2013, đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.

Hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng đối với các dự án và gói thầu 

thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu năm 2013, trừ những trường hợp được quy định tại Mục 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7. 2.8. 

Đấu thầu hạn chế

Căn cứ theo Điều 21, Luật Đấu thầu năm 2013, khái niệm đấu thầu hạn chế trái ngược với đấu thầu rộng rãi ở trên. Hình thức này được áp dụng giới hạn đối với trường hợp dự án, gói thầu có yêu cầu đặc biệt: yêu cầu cao về mặt kỹ thuật hoặc có kỹ thuật đặc thù mà chỉ một số nhà thầu đủ điều kiện theo yêu cầu của gói thầu.

Ví dụ: Các gói thầu như sản xuất các ngành nghề truyền thống, đấu thầu các dự án khoa học – công nghệ, đấu thầu cho dự án sản xuất vũ khí chuyên dụng,… đều thuộc hình thức đấu thầu hạn chế vì gói thầu có yêu cầu đặc biệt, yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, tay nghề…

Chỉ định thầu

Chỉ định thầu là hình thức đấu thầu được quy định tại Điều 22, Luật Đấu thầu năm 2013, trong đó:

  • Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu thầu.
  • Chỉ có một nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia do có liên quan đến mục sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn.
  • Nhà đầu tư có dự án đề xuất đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả nhất theo quy định Chính Phủ.

Chỉ định thầu – Một trong những hình thức đấu thầu được quy định tại Luật đấu thầu năm 2013.

Ví dụ: Hình thức đấu thầu chỉ định thầu như:

  • Đấu thầu mua thuốc, vật tư y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn dịch bùng phát.
  • Gói thầu di dời công trình hạ tầng kỹ thuật do đơn vị chuyên ngành quản lý trực tiếp để giải phóng mặt bằng.
  • Gói thầu thi công xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng,…

XEM THÊM

5 lỗi sử dụng mạng đấu thầu quốc gia – cách xử lý

12 vấn đề hỏi đáp về hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Khóa học thực hành kế toán thuế chuyên sâu từ A – Z

Chào hàng cạnh tranh

Theo Điều 23, Luật Đấu thầu năm 2013, chào hàng cạnh tranh là hình thức đấu thầu được áp dụng đối với các gói thầu có giá trị hạn mức theo quy định của Chính Phủ, thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gói thầu dịch vụ tư vấn thông dụng, đơn giản.
  • Gói thầu mua sắm các loại hàng hóa thông dụng, có sẵn trên thị trường, có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng.
  • Gói thầu xây lắp công trình đơn giản được thực hiện dựa trên thiết kế bản vẽ đã được phê duyệt.

Mua sắm trực tiếp

Mua sắm trực tiếp là hình thức đấu thầu được quy định tại Điều 24, Luật Đấu thầu 2013. Mua sắm trực tiếp áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự cùng nằm trong một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

Tự thực hiện

Theo Điều 25, Luật Đấu thầu 2013, hình thức tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm mà tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có khả năng, năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đảm bảo các điều kiện, yêu cầu của gói thầu.

3. Đấu thầu qua mạng

Trước bối cảnh công nghệ hiện đại được áp dụng phổ biến, cách thức đấu thầu qua mạng chính là tận dụng những lợi thế của Internet để tổ chức đấu thầu.

3.1 Đấu thầu qua mạng là gì?

Căn cứ theo Khoản 13, Điều 4, Luật Đấu thầu năm 2013, đấu thầu qua mạng là hình thức đấu thầu được thực hiện thông qua sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Bản chất đấu thầu qua mạng là sử dụng mạng Internet quốc gia, cụ thể là các chủ thầu sẽ sử dụng Internet để xây dựng nên những website trực tuyến, trang thương mại điện tử… Những phương tiện này không chỉ dùng để giao dịch mua bán mà còn để đấu thầu cho những công trình xây dựng hay bất cứ gói thầu, dự án lớn nào cần tìm kiếm nhà đầu tư tối ưu.

Hình thức đấu thầu qua mạng được áp dụng phổ biến hiện nay.

Một số lĩnh vực thường xuyên sử dụng đấu thầu qua mạng có thể kể đến như các công trình nhà ở, cầu cảng, đường xá, dịch vụ đi lại như tàu điện ngầm, tàu cao tốc,… 

3.2 Đấu thầu qua mạng ở đâu?

đấu thầu 3
Cổng thông tin hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Theo quy định pháp luật hiện hành, nhà thầu và bên mời thầu chỉ được phép tham gia đấu thầu qua mạng tại Cổng thông tin của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia: https://muasamcong.mpi.gov.vn.

3.3 Hướng dẫn đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với nhà thầu, nhà đầu tư

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

BƯỚC 1: Đăng ký thông tin nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng:

– Nhà thầu và nhà đầu tư thực hiện đăng ký thông tin đơn vị tại Cổng thông tin của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia https://muasamcong.mpi.gov.vn

Nhà thầu, nhà đầu tư in đơn đăng ký sau đó gửi đính kèm bản scan đơn đăng ký đã có chữ ký và dấu trên hệ thống.

BƯỚC 2: Khi có kết quả xử lý đơn đăng ký, nhà thầu, nhà đầu tư sẽ nhận kèm thông tin tài khoản để thực hiện đăng nhập Hệ thống đấu thầu qua mạng.

đấu thầu 3
Đơn đăng ký đấu thầu qua mạng

Cách thức thực hiện: Đăng ký trực tuyến tại Cổng thông tin của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Thời gian trả kết quả: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư

Chi phí đăng ký: 550.000 VNĐ (đã bao gồm thuế VAT 10%)

Trên đây là những thông tin quan trọng về đấu thầu – Hình thức giao dịch đặc biệt, được áp dụng phổ biến hiện nay. Hiểu được bản chất của đấu thầu, các hình thức đấu thầu và cách thức đăng ký đấu thầu qua mạng sẽ giúp các nhà thầu, nhà đầu tư tham gia đấu thầu hiệu quả hơn.

Mong rằng thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc đừng quên Like ủng hộ Fanpage Kế Toán Việt Hưng kịp thời nhận được ưu đãi hấp dẫn nhất tại các khóa học kế toán.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *