Công việc thực tế của kế toán xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp

Với việc hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng việc các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa ngày càng  nhiều. Vậy khi làm kế toán trong các doanh nghiệp này thì công việc thực tế phải làm là gì? Việc hạch toán kế toán ra sao? Sau đây Kế toán Vệt Hưng giới thiệu với các bạn về vấn đề này

kế toán xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu hàng hoá

CÔNG VIỆC THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP CÓ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

XEM THÊM

Khóa học thực hành kế toán xuất nhập khẩu

Chỉ dẫn phương pháp cách thức tính thuế xuất nhập khẩu

Hóa đơn trả hàng nhập ủy thác trong kế toán xuất nhập khẩu hàng hoá

  1. Hồ sơ, chứng từ cần có trong bộ chứng từ nhập khẩu

Đối với các doanh nghiệp trong nước thì việc chứng từ để khấu trừ thuế GTGT đầu vào là hóa đơn GTGT.

Còn đối với các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu thì chứng từ để khấu trừ thuế GTGT là tờ khai hải quan và các chứng từ khác kèm theo.

Vậy một bộ hồ sơ nhập khẩu gồm những chứng từ sau:

– Hợp đồng nhập khẩu (contract)

– Hóa đơn thương mại của  bên người  bán (Invoice)

– Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), chất lượng sản phẩm

– Các hóa đơn, chứng từ phí hàng nhập khẩu như: Bảo hiểm hàng hóa,vận tải quốc tế, vận chuyển nội địa, phí nâng, hạ, kiểm hóa, vệ sinh cont….

– Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu

– Ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền vào NSNN đối với tiền thuế nhập khẩu

– Và các chứng từ khác kèm theo (nếu có)

Để có thể tiếp cận thực tế chứng từ và được làm trực tiếp trên các chứng từ thực tế các bạn có thể đến với Ketoanviethung để được hướng dẫn trực tiếp.

  1. Thời điểm nộp các loại thuế hàng nhập khẩu

*) Theo quy định tại Điều 9 luật số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016 về luật thuế xuất nhập khẩu quy định:

“Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật Hải quan, trừ trường hợp quy định tại khooản 2 điều này”.

Như vậy: Khi mở tờ khai hải quan hàng nhập khẩu xong là phải nộp tiền thuế luôn

  1. Các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa

3.1. Thuế nhập khẩu

Là loại thuế đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu

 Cách tính thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu=Trị giá tính thuếxThuế suất nhập khẩu

Mã Nội dung kinh tế

Chương 554, loại 190, khoản 191, Mục 1900, tiểu mục 1902

3.2. Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Đối tượng chịu thuế GTGT của hàng nhập khẩu là:

Hàng hóa nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tại VN được phép nhập khẩu qua lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào nội địa.

Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu=(Giá tính thuế + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB (nếu có))xThuế suất thuế GTGT

Mã Nội dung kinh tế

Chương 554, loại 190, khoản 191, Mục 1700, tiểu mục 1702

  1. Cách viết Uỷ nhiệm chi nộp tiền thuế Nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu.

*) Căn cứ vào Giấy đề nghị chuyển tiền của Phòng Nghiệp vụ kinh doanh chuyển sang, kế toán viết Ủy nhiệm chi

Nội dung cần viết trong ủy nhiệm chi

Tên người trả tin: Ghi tên Công ty mình

S tài khoản (Ghi Nợ): Ghi số tài khoản của công ty mình

Tại ngân hàng : tên ngân hàng nơi Công ty mình mở tài khoản

Tên người hưởng : Chi cục Hải Quan…..(nơi nộp tiền thuế)

Tại ngân hàng : Kho bạc…..(nơi ủy nhiệm thu)

S tin bằng s: ghi đúng số tiền cần trả

– S tin bằng ch: ghi đúng số tiền bằng chữ

Nội dung: Ghi đúng nội dung nộp tiền thuế gì:

+ Nếu là thuế nhập khẩu:    Chương 554, loại 190, khoản 191, Mục 1900, tiểu mục 1902

+ Nếu là thuế GTGT hàng nhập khẩu:    Chương 554, loại 190, khoản 191, Mục 1700, tiểu mục 1702

  1. Phương pháp hạch toán kế toán:

Đến cuối tháng căn cứ vào Sổ phụ ngân hàng, Ủy nhiệm chi, kế toán xuất nập khẩu hạch toán như sau:

*) Trường hợp 1: Nếu thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp

– Tại ngày thanh toán trước toàn bộ tiền hàng cho nhà cung cấp ghi nhận

Nợ TK 331: theo tỷ giá thực tế bán ra ngày trả tiền trước

Có TK 112:

– Khi hàng về nhập kho

Nợ TK 152, 156: Tỷ giá bán ra theo ngày trả tiền trước

Có TK 331

*) Trường hợp 2: Thanh toán sau toàn bộ tiền hàng

– Khi hàng về đến cảng

Nợ TK 152, 156: theo tỷ giá thực tế bán ra của ngày hàng về

Có TK 331:

– Khi thanh toán tiền cho nhà cung cấp

Nợ TK 331:

Nợ TK 635: Nếu chênh lệch lỗ

Có TK 112: Tỷ giá ngày thanh toán

Có TK 515: Nếu chênh lệch lãi

*) Trường hợp 3: Thanh toán nhiều lần cho nhà cung cấp

– Thanh toán trước 1 phần

Nợ TK 331: theo tỷ giá thực tế ngày thanh toán

Có TK 112:

– Hàng về đến cảng

Nợ TK 152, 156: (Số tiền thanh toán lần đầu + Số tiền còn lại theo tỷ giá ngày hàng về)

Có TK 331:

– Thanh toán nốt số tiền còn lại

Nợ TK 331: Số tiền còn lại x tỷ giá ngày hôm nay

Nợ TK 635: Nếu chênh lệch lỗ

Có TK 112

Có TK 515: Nếu chênh lệch lãi

*) Hạch toán thuế nhập khẩu

Nợ TK 152, 156: Số thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan

Có TK 333.3: Thuế nhập khẩu

Có TK 333.2: Thuế tiêu thụ đặc (nếu có)

*) Hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu

Nợ TK 133.1: Số thuế GTGT hàng nhập khẩu trên tờ khai hải quan

Có TK 333.12: Thuế GTGT hàng nhập khẩu

*) Hạch toán nộp tiền thuế

Nợ TK 333.12: Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Nợ TK 333.2: Thuế Tiêu thụ đặc biệt

Nợ TK 333.3: Thuế nhập khẩu

Có TK 111, 112

*) Nếu phát sinh các chi phí khác như: phí lưu kho, vận chuyển,…

Nợ TK 152, 156,…

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331:

  1. Ví dụ minh họa

Trong ví dụ này, ta thấy trên tờ khai nhập khẩu trị giá tính thuế là: 530.693.211 đồng, thuế suất thuế nhập khẩu là: 5%, thuế suất thuế GTGT là: 10%. Cách tính như sau

– Thuế Nhập khẩu là:

530.693.211 * 5% = 26.534.611 (đồng)

– Thuế GTGT hàng nhập khẩu

(530.693.211 + 26.534.611) * 10% = 55.722.787 (đồng)

Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...