[Cập nhật] Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2019

Mức đóng – Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tuổi già,… nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Thời gian trôi qua, các quy định, luật lệ liên quan cũng sẽ thay đổi để phù hợp với thực tế. Hôm nay hãy cùng Kế toán Việt Hưng điểm qua một số cập nhật mới trong các văn bản quy phạm luật Bảo hiểm xã hội nhé.

mức đóng bảo hiểm xã hội
Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2019

1. Vấn đề chung cần nắm về BHXH

a, Đối tượng áp dụng của bảo hiểm xã hội Việt Nam

* Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

– Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

– Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

* Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

* Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.

* Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

* Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội (mức đóng bảo hiểm xã hội)

b, Các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ: hưu trí; tử tuất.

– Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ: trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tìm việc làm.

2. Những điểm mới trong Luật Bảo hiểm xã hội

Từ năm 2022, người sử dụng lao động phải đóng 14% trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất; người lao động nước ngoài phải đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

e, Điều chỉnh lương hưu với lao động nữ nghỉ hưu từ 2018 – 2021 

Theo Nghị định 153/2018/NĐ-CP của Chính phủ, lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ năm 2018 – 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng sẽ được điều chỉnh lương hưu. Mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu x tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm hưởng lương hưu. Trong đó, nếu nghỉ hưu từ năm 2019, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23%, thấp nhất là 0,81%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH.

f, Thay đổi về thẻ BHYT 

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết sang năm 2019, sẽ không in, cấp mới thẻ BHYT mà cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp nối tiếp giá trị sử dụng thẻ trong dữ liệu. Trên thẻ BHYT năm 2018 đã không còn ghi thời hạn sử dụng của thẻ mà chỉ ghi ngày bắt đầu có giá trị sử dụng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng khẳng định, sẽ triển khai thực hiện thẻ BHYT điện tử thay cho thẻ giấy ngay trong năm 2018. Vậy là khi quy định này được áp dụng, tất cả các thông tin về quá trình tham gia BHYT sẽ được cập nhật trên thẻ điện tử. Điều này giúp cho người dân không phải tốn thêm thời gian đăng ký mua, chờ nhận thẻ mới, và việc quản lý thông tin, dữ liệu cũng nhanh chóng, tiện lợi hơn (mức đóng bảo hiểm xã hội)

g, Tiền lương hưu với lao động nam nghỉ hưu vào năm 2019 

Tiền lương hưu của lao động nam bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2019. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nam (nghỉ hưu vào năm 2019) đủ điều kiện quy định tại Luật BHXH năm 2014 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, nếu đóng BHXH đủ 17 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, lao động nam được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% (Khoản 2 Điều 56 và Khoản 2 Điều 74 Luật BHXH 2014).

3. Liệt kê các văn bản mới nhất được ban hành:

mức đóng bảo hiểm xã hội

4. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong năm 2019 

Theo Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật BHXH 2014, Luật việc làm 2013, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP, Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức đóng BHXH bắt buộc phải đóng như sau:

mức đóng bảo hiểm xã hội

Bài toán thực tế mức đóng bảo hiểm xã hội

Anh C làm việc tại công ty X với mức lương đóng BHXH hàng tháng là 6,000,000 đồng. Theo tỉ lệ đóng BHXH đã phân tích ở trên, tỉ lệ đóng BHXH năm 2019 của công ty X cho anh C như sau:

Mức đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản = 3% mức lương đóng BHXH hàng tháng

= 3% x 6,000,000 đồng = 180,000 đồng

Mức đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất = 14% mức lương đóng BHXH hàng tháng

= 14% x 6,000,000 đồng = 840,000 đồng

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp = 0,5% mức lương đóng BHXH hàng tháng

= 0,5% x 6,000,000 đồng = 30,000 đồng

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp = 1% mức lương đóng BHXH hàng tháng

= 1% x 6,000,000 đồng = 60,000 đồng

Mức đóng bảo hiểm y tế = 3% mức lương đóng BHXH hàng tháng = 3% x 6,000,000 đồng = 180,000 đồng

Như vậy, trong năm 2019, tổng số tiền bảo hiểm công ty X phải đóng cho anh C hàng tháng là 1,290,000 đồng

Tiếp đó, tỉ lệ đóng BHXH đã phân tích ở trên, tỉ lệ đóng BHXH năm 2019 của anh C như sau:

Mức đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất = 8% mức lương đóng BHXH hàng tháng

= 8% x 6,000,000 đồng = 480,000 đồng

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp = 1% mức lương đóng BHXH hàng tháng

= 1% x 6,000,000 đồng = 60,000 đồng

Mức đóng bảo hiểm y tế = 1,5% mức lương đóng BHXH hàng tháng = 1,5% x 6,000,000 đồng = 90,000 đồng

Như vậy, trong năm 2019, tổng số tiền bảo hiểm anh C phải đóng hàng tháng là 630,000 đồng

5. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong năm 2019 

Mức đóng BHXH tự nguyện 2019 bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn (khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng:

  • Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng) 
  • Mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (27.800.000 đồng)

⇒ Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là 154.000 đồng/tháng và mức đóng cao nhất là 6.116.000 đồng/tháng

Chọn 1 trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

Trên đây là một số cập nhật mới nhất trong văn bản quy phạm bảo hiểm xã hội. Những thay đổi trong chính sách áp dụng bảo hiểm đã phần nào mang lại cho người dân nhiều lợi ích thực tế hơn. Hãy chờ đón những bài viết tới để cập nhật cho mình những thông tin hữu ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *