Tính tiền lương ngày phép chưa nghỉ | Nghỉ phép năm là một quyền lợi của người lao động có đủ 1 năm làm việc cho người sử dụng lao động và được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Vậy những ngày nghỉ phép này chưa nghỉ của NLĐ thì được tính ra sao? Và các khoản chi phí cho các ngày nghỉ phép có được ghi nhận chi phí được trừ hay không cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu.
1. Số ngày nghỉ phép của người lao động mới nhất
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động:
+ Chưa thành niên
+ Lao động là người khuyết tật
+ Điều kiện môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
– 16 ngày làm việc đặc biệt đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
2. Cách tính lương ngày phép chưa nghỉ của người lao động
– Làm chưa đủ 12 tháng/ năm: Số ngày nghỉ phép = Số tháng làm việc
VD: NLĐ có thời gian làm việc trong 7 tháng bao gồm cả 2 tháng nghỉ việc thì số nghỉ phép trong năm là 7 ngày.
– Tiếp theo đối với trường hợp NLĐ đi nghỉ hàng năm bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy
Tổng thời gian di chuyển trên 2 ngày (từ ngày thứ 3 được tính là thời gian đi đường ngoài phép) chỉ được tính 1 lần ngày nghỉ trong năm.
VD: NLĐ làm việc tại TP.HCM thì NLĐ xin nghỉ phép năm về quê tại Hà Tĩnh. NLĐ di chuyển bằng ô tô cả đi và về tổng thời gian đi đường cả 2 chiều đi & về mất 3 ngày x tổng đi & về trên 2 ngày thì ngày thứ 3 được tính là ngày đi đường ngoài phép thì được tính là 1 ngày đi đường có chuyến nghỉ cả đi & về Hà Tĩnh mất 3 ngày x tổng cả đi & về trên 2 ngày.
– Làm việc đủ 5 năm tại 1 công ty: Số ngày nghỉ phép + 1 (tăng thêm 1 ngày)
3. Cách tính lương ngày phép chưa nghỉ
Trường hợp NLĐ có số ngày nghỉ phép hàng năm thì sẽ được quy về tiền lương như sau:
Trong 14 ngày, kể từ ngày hết HĐLĐ, Công ty phải trả đủ cho NLĐ các khoản tiền được quy đổi từ những ngày phép chưa nghỉ.
-> Với trường hợp bất khả kháng như là thiên tai, dịch bệnh hoặc khi công ty đó giải thể khi công ty đó thay đổi cơ cấu tổ chức như hợp nhất xác nhận chẳng hạn thì thời gian thanh toán các ngày phép chưa nghỉ có thể chậm hơn nhưng không được quá 30 ngày
XEM THÊM:
Sơ đồ và cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
4. Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đơn vị tiền lương ngày phép chưa nghỉ
Về việc xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với các khoản tiền lương ngày phép chưa nghie thì được quy định theo 02 trường hợp sau đối với trường hợp lao động đã nghỉ việc thì phần tiền lương trả cho những ngày phép chưa nghỉ hết sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuê TNDN (theo Luật DN bắt buộc phải trả đủ các ngày phép chưa nghỉ trong vòng 14 ngày nên đương nhiên chi phí này được đưa vào chi phí ĐƯỢC TRỪ khi tính thuế TNDN) là đúng theo luật định tương tự đối với trường hợp NLĐ đã nghỉ việc thì do luật không bắt DN phải trả khoản này nên các khoản thanh toán ngày phép chưa nghỉ không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
-> Tuy nhiên nếu công ty vẫn quyết định chi trả như 1 chính sách phúc lợi cho NV & chính sách này cũng được nêu rõ trong Hợp đồng lao động quy chế tài chính hoặc trong thỏa ước lao động tập thể thì được xem là tiền lương do phiếu công ty trả NLĐ do đó theo luật thì đây cũng là 1 khoản thu nhập chịu thuế TNCN & cách tính thuế TNCN đối với tiền lương ngày khác chưa nghỉ như sau đối với trường hợp NLĐ nghỉ việc.
– Nếu công ty trả tiền ngày phép chưa nghỉ trước khi chấm dứt HĐLĐ thì phải tổng hợp các khoản thu nhập từ tiền lương tiền công phát sinh trong kỳ cùng tiền lương những ngày phép chưa nghỉ để khấu trừ theo biểu lũy tiến từng phần.
– Nếu công ty chi trả sau khi hết HĐLĐ thì những khoản chi từ 2 triệu đồng trở lên sẽ khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% khi chi trả.
– Ngược lại đối với lao động chưa nghỉ việc tức là vẫn còn đang làm việc tại công ty thì thu nhập từ tiền lương tiền công và tiền lương những ngày khác chưa nghỉ được áp dụng theo biểu lũy tiến từng phần 3 công thức được áp dụng trong trường hợp này như sau:
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Trên đây cách tính tiền lương ngày phép chưa nghỉ của người lao động mới nhất mong rằng sẽ hữu ích cho các bạn kế toán trong quá trình ứng dụng phát sinh nghiệp vụ thực tế đang gặp phải – Đừng quên Like Fanpage để tìm hiểu thêm về các ưu đãi dành cho các khóa học kế toán tổng hợp – thuế đa lĩnh vực dành cho mọi đối tượng!