CÁCH SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI CÔNG TY XUẤT KHẨU MỚI NHẤT NĂM 2019
Sau đây mời các bạn cùng kế toán việt hưng tìm hiểu cụ thể vấn đề: Hội nhập kinh tế quốc tế là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập ra các nước. Một trong các hình thức kinh doanh được khuyến khích mở rộng là xuất khẩu ra nước ngoài. Để giúp các doanh nghiệp có thể thuận lợi trong khâu thủ tục xuất khẩu hàng hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế, thì hóa đơn xuất khẩu cũng có nhiều thay đổi.
-
Các trường hợp được coi là xuất khẩu
- Xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài
- Bán hàng hóa vào khu chế xuất (xuất khẩu tại chỗ)
- Bán hàng hóa vào khu phi thuế quan
-
Căn cứ pháp lý
- Quy định về sử dụng hóa đơn khi xuất khẩu trực tiếp hàng hóa ra nước ngoài
2.1.1. Căn cứ pháp lý
*) Theo khoản 7 điều 3 thông tư 119/2014/TT-BTC quy định về điều kiện khấu trừ hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu như sau: “Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”
*) Công văn số 11352/BTC-TCHQ của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa xuất khẩu như sau:
2.1.2. Kết luận:
Theo quy định trên thì khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trực tiếp ra nước ngoài thì sử dụng hóa đơn thương mại để thay thế hóa đơn xuất khẩu
2.1.3. Hóa đơn thương mại là gì?
Ví dụ về hóa đơn thương mại
*) Hóa đơn thương mại là: chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn
*) Nội dung chính trên hóa đơn thương mại
+ Số, ngày lập hóa đơn
+ Tên, địa chỉ người bán và người mua
+ Thông tin hàng hóa: mô tả số lượng, đơn giá, số tiền
+ Điều kiện cơ sở giao hàng
+ Điều kiện thanh toán
+ Cảng xếp dỡ
+ Tên tàu, số chuyến
*) Mục đích của hóa đơn thương mại:
Là chứng từ thanh toán nên phải thể hiện được thông tin về số tiền cần thanh toán, về hàng hóa, số lượng cần thanh toán
2.2. Quy định về sử dụng hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu vào khu chế xuất, khu phi thuế quan
2.2.1 Căn cứ pháp lý
*) Theo điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC về sử dụng hóa đơn bán hàng vào khu chế xuất như sau:
“Các loại hóa đơn:
-
a) Hoá đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hoá đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
– Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
-
b) Hoá đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hoá, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).”
*) Theo quy định tại điều 86, khoản 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về hồ sơ hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ như sau:
“Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.”
2.2.2. Kết luận
Theo quy định trên thì:
+ Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi bán hàng hóa vào khu chế xuất, khu phi thuế quan thì sử dụng hóa đơn GTGT
+ Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi xuất hàng hóa vào khu phi thuế quan và các trường hợp coi như xuất khẩu thì sử dụng hóa đơn bán hàng