Cách lập phụ lục 05-1/BK-QTT-TNCN kê khai thuế TNCN

Để kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân, việc lập phụ lục liên quan là điều cần thiết. Tùy vào số liệu phát sinh thực tế để căn cứ lập phụ lục đi kèm phù hợp. Vậy trường hợp nào cần biết cách lập phụ lục 05-1/BK-QTT-TNCN, 05-2/BK-QTT-TNCN, 05-3/BK-QTT-TNCN. Tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng để hiểu chi tiết hơn nhé!

1. Cách lập phụ lục 05-1/BK-QTT-TNCN:

Với phụ lục này, sẽ được căn cứ như sau:

– Là những cá nhân hiện đang cư trú và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng, những cá nhân này sẽ được tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy biến từng phần thì sẽ được kê khai vào phụ lục này

– Và trường hợp lao động thử việc, thời điểm làm thử việc được khấu trừ 10%, sau khi vào làm chính thức tại doanh nghiệp sẽ được tính theo biểu lũy biến từng phần. Khi cuối năm sẽ có 2 trường hợp:

+ Nếu đủ điều kiện để ủy quyền, tổng tất cả những thu nhập đều sẽ nhập vào phụ lục 05-1/BK khi thực hiện lập tờ khai thuế TNCN mẫu 05.

Ví dụ cách lập phụ lục 05-1/BK-QTT-TNCN: Anh Nguyễn Văn A có ký hợp đồng với công ty BKL theo hợp đồng thử việc 3 tháng, sau đó sẽ được ký hợp đồng chính thức. Vào cuối năm khi đã đủ điều kiện ủy quyền thì các kế toán viên sẽ nhập toàn bộ tổng nhập bao gồm: thu nhập 3 tháng thử việc + thu nhập tháng chính thức vào phụ lục 05-1/BK.

+ Đối với trường hợp nếu như không đủ điều kiện để ủy quyền thì phải bắt buộc tách riêng thu nhập từng phần để nhập vào hai phụ lục 05-1/BK và PL 05-2/BK.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A có ký kết hợp đồng thử việc 3 tháng với doanh nghiệp VTG, sau mới ký kết hợp đồng chính thức. Nhưng vào cuối năm, khi rà soát lại theo quy định thì trường hợp này không đủ điều kiện để ủy quyền quyết toán thuế, thì bắt buộc kế toán phải tách riêng thu nhập của 3 tháng thử việc vào PL 05-2BK còn khoản thu nhập những tháng chính thức sẽ được nhập vào PL 05-1/BK.

* Lưu ý: Đối với những người lao động nằm trong diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thì bắt buộc phải đăng ký mã số thuế, với trường hợp chưa được cấp mã thuế thì doanh nghiệp phải khẩn trương làm thủ tục để Cơ quan Thuế cấp mã số thuế trước khi thực hiện quyết toán thuế TNCN.

Cách lập phụ lục 05-1/BK-QTT-TNCN
Cách lập phụ lục 05-1/BK-QTT-TNCN

– Khi thực hiện cách lập phụ lục 05-1/BK-QTT-TNCN các bạn nên lưu ý điền đầy đủ, đúng các mục sau:

+ Chỉ tiêu [07] Họ và tên: Chỉ tiêu này, kế toán cần phải ghi thật đầy đủ họ, tên cá nhân có thu nhập tiền lương, ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên

Lưu ý, kể cả những cá nhân nhận thu nhập nhưng chưa đến mức khấu trừ thuế, hay những cá nhân đã thôi việc tính tại thời điểm lập tờ kê khai.

+ Chỉ tiêu [08] mã số thuế: Ghi đầy đủ, đúng mã số thuế cá nhân theo Thông báo mã số thuế hay thẻ mã số thuế được Cơ quan Thuế cung cấp cho cá nhân đó.

+ Chỉ tiêu [09] số CMND/Hộ chiếu: Điền chính xác số trên chứng minh nhân dân hay hộ chiếu với cá nhân chưa được cung cấp mã số thuế.

+ Chỉ tiêu [10] Cá nhân ủy quyền quyết toán thay: Mục này kế toán chỉ cần tick  vào ô chỉ tiêu này với cá nhân đủ điều kiện được phép ủy quyền cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán Thuế thay.

Xem thêm: 8 bước quyết toán thuế TNCN từ tiền lương tiền công

Thu nhập chịu thuế (TNCN):

+ Chỉ tiêu [11] tổng số: là tổng khoản những thu nhập chịu thuế từ tiền lương đã trả trong kỳ cho người lao động cư trú có ký kết hợp đồng trên 3 tháng 

Những khoản tiền lương, tiền công cá nhân đã nhận trong khu kinh tế và thu nhập được miễn, giảm thuế theo Hiệp định về tránh đánh Thuế 2 lần, những khoản phí doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thu nhập mua từ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng không thành lập tại Việt Nam cho đối tượng lao động.

Tổng thu nhập là một trong những khoản thu nhập: tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập chịu thuế có tính chất về tiền lương (các khoản trợ cấp, phụ cấp,…).

* Những khoản được miễn Thuế

• Tiền ăn ca, ăn trưa không được vượt quá 730.000/tháng (nếu doanh nghiệp tự phục vụ, cấp phiếu ăn hay mua suất ăn cho người lao động thì sẽ được miễn giảm hoàn toàn).

• Về chi phí phụ cấp trang phục được quy định không được vượt quá 5.000.000 đồng/năm.

• Tiền làm thêm giờ vào những ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đem cũng được trả cao hơn so với những ngày bình thường.

Ví dụ 1: Anh Nguyễn Văn A một ngày công làm giờ hành chính 50.000 đồng/giờ, làm thêm giờ 80.000 đồng/ giờ, thu nhập được miễn thuế sẽ là 80.000 – 50.000 = 30.000 đồng/giờ

Ví dụ 2:  Nhân viên Nguyễn Văn S có tổng mức thu nhập trong năm 2021 là 110.000.000 đồng.

– Tiền ăn ca: 5.000.000 đồng/năm

– Tiền đồng phục: 2.000.000 đồng/năm

* Các kế toán sẽ nhập vào mục: chỉ tiêu [11]  = 110.000.000 – (5.000.000 + 2.000.000) 

+ Chỉ tiêu [12] làm việc trong KKT: Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP và thông tư 42/2019/TT-BT quy định bắt đầu từ ngày 10/07/2017 người lao động làm việc ngay trong khu kinh tế sẽ không được giảm mức thuế TNCN 50% nữa.

+ Chỉ tiêu [13] Theo hiệp định: Khoản thu nhập chịu thuế sẽ được căn cứ để xét giảm thuế hay miễn giảm thuế đúng với Hiện định tránh đánh thuế hai lần.

Các khoản giảm trừ

+ Chỉ tiêu [14] Số lượng NPT tính giảm trừ: Số người phụ thuộc cá nhân đã đăng ký để tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

+ Chỉ tiêu [15] Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh: là tổng những khoản giảm trừ cho người nộp thuế và khoản giảm trừ với người phụ thuộc.

Ví dụ

• Đối với giảm trừ cho bản thân: 

Anh Nguyễn Văn A làm tại công ty cổ phần TAP từ tháng 1 – tháng 8 (8 tháng) và hiện nay cá nhân này không được ủy quyền vì không còn làm tại công ty nữa. 

Mức giảm trừ cho bản thân = tổng số tiền lương/tháng x 8 tháng

(12 triệu x 8 tháng = 96 triệu)

Trường hợp anh Nguyễn Văn A vẫn còn làm tại công ty, thì cá nhân này ủy quyền cho công ty với:

Mức giảm trừ cho bản thân = 12 triệu x 12 tháng = 242 triệu

• Đối với mức giảm trừ cho người phụ thuộc:

Mức giảm trừ sẽ được tính = tổng số tiền lương cơ bản tháng x tổng số tháng đã tính giảm trừ với người phụ thuộc.

+ Chỉ tiêu [16] từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Đây là những khoản chi đóng góp vào cho các cơ sở chăm hay nuôi dưỡng trẻ em khó khăn, người già neo đơn, quỹ từ thiện, nhân đạo khuyến học.

+ Chỉ tiêu [17] Bảo hiểm được trừ: Là những khoản trong bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Ví dụ

Anh Nguyễn Văn A làm tại công ty C từ tháng 1 – tháng 12 với mức lương tham gia vào BHXH là: 3.000.000 đồng.

Hàng tháng công ty sẽ trích lương BH của anh A: 3.000.000 tr x 10.5% = 315.000 đồng/ tháng 

Số tiền này sẽ được quyết toán vào chỉ tiêu này : 315.000 x 12 tháng = 3.780.000 đồng

+ Chỉ tiêu [18] quỹ hưu trí tự nguyện được trừ: Khoản đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện tối đa không quá 1.000.000 đồng.

+ Chỉ tiêu [19] Thu nhập tính thuế: Phần này phần mềm sẽ tự động cập nhật.

+ Chỉ tiêu [20] Số thuế TNCN đã khấu trừ: Tổng số thuế TNCN doanh nghiệp đã khấu trừ cá nhân có hợp đồng lao động 3 tháng trở lên.

Xem thêm: 3 lưu ý khi nộp thuế TNDN tạm tính – cách hạch toán chi tiết

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A làm việc tại công ty TAP vào năm 2021 và đã kê khai nộp thuế các quý như sau:

Quý 1: 150.000

Quý 2: 300.000

Quý 3: 150.000

Quý 4: 200.000

Tổng thuế TNCN khấu trừ = 150.000 + 300.000 + 150.000 + 200.000 = 800.000

Chi tiết kết quả quyết toán thay cho cá nhân nộp thuế:

+ Chỉ tiêu [22] Tổng số thuế phải nộp

+ Chỉ tiêu [23] số thuế đã nộp thừa

Hai mục chỉ tiêu này sẽ được phần mềm tự động cập nhật.

+ Chỉ tiêu [24] số thuế còn phải nộp: số tiền thuế cá nhân phải nộp thêm.

2. Cách lập phụ lục 5-2/BK-QTT-TNCN:

Để lập phụ lục này cần phải căn cứ theo:

– Cá nhân có ký hợp đồng lao động thời vụ < 3 tháng hay những cá nhân không cư trú sẽ kê khai vào phụ lục này.

– Cá nhân đó có nộp thuế hay không nộp thuế, có làm bản cam kết 02 hay không thì cũng phải kê khai vào phụ lục này.

– Lao động thử việc khấu trừ 10% và không được làm chính thức cũng kê khai ở phục lục này.

– Lao động thử việc và được vào làm chính thức.

Cách lập phụ lục 5-2/BK-QTT-TNCN
Cách lập phụ lục 5-2/BK-QTT-TNCN

Từ chỉ tiêu [07] – [09]: Các kế toán viên cần phải nhập theo từng cá nhân, nhấn phím F5 để thêm dòng và phải ghi rõ ràng, đầy đủ họ và tên của các cá nhân cư trú không có ký hợp đồng lao động hay có ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, cá nhân không cư trú nhưng vẫn được doanh nghiệp trả thu nhập.

Những cá nhân có mức thu nhập chưa tới mức khấu trừ thuế, hoặc cá nhân được doanh nghiệp, đơn vị trả thu nhập mua bảo hiểm nhân thọ, các bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp nhưng không thành lập tại Việt Nam.

+ Chỉ tiêu [10] cá nhân không cứ trú: các bạn sẽ đánh dấu tick vào trường hợp không cư trú.

Thu nhập chịu thuế (TNCT):

+ Chỉ tiêu [11] tổng số: Là khoản thu nhập chịu thuế bao gồm tiền lương, tiền công đã trả cho cá nhân không ký hợp đồng hay ký hợp đồng dưới 3 tháng, cá nhân cư trú trong kỳ, những khoản tiền lương làm việc tự do tại khu kinh tế, thu nhập được miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, các khoản phí bảo hiểm không bắt buộc.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A có hợp đồng lao động thời vụ 2 tháng, lương cơ bản 4 triệu/ tháng, phụ cấp tiền ăn 450.000 tháng tổng tiền chịu thuế 4.450.000 đồng. Phải ghi vào đầy đủ chỉ tiêu [11].

+ Chỉ tiêu [12] TNCN từ phí mua BH nhân thọ, BH không bắt buộc khác của DN BH không thành lập tại Việt Nam cho người lao động.

Chỉ tiêu này được hiểu là khoản tiền mà doanh nghiệp hay đơn vị nơi trả thu nhập cho người lao động mua bảo hiểm không bắt buộc ccos tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng không thành lập tại Việt Nam cho cá nhân.

+ Chỉ tiêu [14] theo hiệp định: khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ để miễn giảm thuế theo hiệp định tránh đánh thuế 2 lần.

+ Chỉ tiêu [15] Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ: tổng thuế TNCN doanh nghiệp, đơn vị trả thu nhập đã khấu trừ của những cá nhân trong kỳ.

* Lưu ý: Với trường hợp nhân viên làm cam kết 02/CK-TNCN thì kế toán cần phải nhập số 0 vào mục này.

+ Chỉ tiêu [16] số thuế từ phí BH nhân thọ, BH không bắt buộc khác của DN BH không thành lập tại Việt Nam cho người lao động

Đây là số thuế TNCN doanh nghiệp, đơn vị trả thu nhập khấu trừ những khoản bảo hiểm. Và chỉ tiêu này được tính như sau: chỉ tiêu [12] * 10%

+ Chỉ tiêu [17] số thuế TNCN được giảm do làm việc trong khu KT: số thuế cá nhân được giảm bằng 50% số thuế cá nhân phải nộp.

Chỉ tiêu [17] = {([11] – [14]) x thuế suất toàn phần} x {([13]/([11] – [14])}x 50%

3. Cách lập Phụ lục 05-3/BK-TNCN:

– Người phụ thuộc đã đăng ký và được cấp MST, có đầy đủ những hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ được tính giảm trừ gia cảnh vào năm tính thuế TNCN. 

– Doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai đầy đủ số lượng người phụ thuộc đã tinhs giảm trừ vào PL 05-3/BK-QTT-TNCN.

+ Chỉ tiêu [06]: STT

+ Chỉ tiêu [07]: Họ và tên Người nộp thuế.

+ Chỉ tiêu [08]: MST người nộp thuế.

+ Chỉ tiêu [09]: Họ và tên người nộp thuế.

+ Chỉ tiêu [11]: MST người nộp thuế

+ Chỉ tiêu [14]: Quan hệ người nộp thuế

+ Chỉ tiêu [21]: Thời gian tính giảm trừ từ tháng: phần này kế toán cần phải ghi từ tháng giảm trừ trong năm. 

+ Chỉ tiêu [22]: Thời gian tính giảm trừ đến tháng: kế toán ghi đến tháng tính giảm trừ.

Ví dụ: Anh Nguyễn văn A đăng ký giảm trừ người phụ thuộc thì ghi: từ tháng 05/2021 đến tháng 09/2021.

* Lưu ý

• Thông tin NPT chỉ có năm sinh, không có ngày tháng sinh thì phải lấy ngày 01/01 làm chỉ tiêu để nhập.

• Trẻ mới sinh chưa có giấy khai sinh thì không ghi là “Quyển số” mà phải nhập x.

• NPT đủ 14 tuổi thì cần phải nhập cột CMND.

• NPT dưới 14 tuổi thì nhập những chỉ tiêu trên giấy khai sinh.

• Quốc tịch mặc định sẽ là Việt Nam, với người nước ngoài thì nhập khác.

Bài viết trên của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng đã giúp các bạn biết cách lập phụ lục 05-1/BK-QTT-TNCN, 05-2/BK-QTT-TNCN, 05-3/BK-QTT-TNCN. Nếu các bạn muốn học cách kê khai thuế theo tháng/quý, cách quyết toán thuế cuối năm… một cách thành thạo, hãy đăng ký Khóa học kế toán thuế chuyên sâu tại Trung tâm để có thể hiểu và biết cách kê khai thuế chuẩn nhất nhé. Hoặc bạn cũng có thể nhắn trực tiếp qua fanpage để được tư vấn chuyên sâu nhé!

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen Thuong
Nguyen Thuong
Bình chọn :
     

Bây giờ e muốn nộp lại tờ khai thuế TNCN quý 2 được k ạ. E quên trích 10% thu nhập trên 2tr. Thì bây giờ e nộp e có bị phạt không ạ?

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Nguyen Thuong

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

Không bị phạt chậm nộp tờ khai vì bạn đã nộp tờ khai chính thức rồi nhưng bị phạt chậm nộp thuế TNCN nha.

Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...