1. Khấu hao tài sản cố định là gì
Là việc tính toán,phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn làm cho giá trị của tài sản giảm dần theo thời gian. Giá trị được khấu hao này sẽ được tính dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp hay chi phí sản xuất kinh doanh.
Tham khảo:
Chi phí lãi vay mua tài sản cố định đưa vào nguyên giá TSCĐ
Cách hạch toán mua xe ô tô trên 1,6 tỷ
2. Phương pháp khấu hao tài sản cố định
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
– Trên thực tế kế toán thường sử dụng phương pháp khấu hao này để tính giá trị hao mòn tài sản cố định đưa vào chi phí
+ Giá trị khấu hao hàng tháng = Nguyên giá TSCĐ/ Thời gian trích khấu hao
Trong đó:
+ Thời gian trích khấu hao được quy đổi ra tháng không được tính theo năm và được quy định theo phụ lục I thông tư 45/2013. Tuy nhiên ở phụ lục này quy định thời gian tối thiểu và thời gian tối đa. Do đó kế toán cần căn cứ tình hình hoạt động của doanh nghiệp để chọn mức thời gian phù hợp cho việc trích tài sản cố định. Nếu doanh nghiệp đang lãi kế toán nên trích khấu hao nhanh và ngược lại.
– Ngày bắt đầu tính khấu hao thông thường là ngày đầu của tháng sau đối với những tài sản đưa vào sử dụng ngay. Để làm cho giá trị khấu hao được làm tròn tháng.
– Ví dụ1: Ngày 06/11/2014 Công ty A mua một xe ô tô tải dùng cho công trình xây dựng có giá trị 600.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho nhà cung cấp
Giá trị khấu hao TSCĐ này ở mức tối thiểu là 6 năm = 600.000.000/ 72 tháng = 8.333.333đ/ tháng
Vậy số tiền 8.333.333đ sẽ được trích khấu hao tính vào chi phí từ ngày 01/12/2014.
3. Cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
– Mua tài sản cố định chưa thanh toán cho nhà cung cấp
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ chưa có thuế GTGT
Nợ TK 1332: Tiền thuế GTGT của tài sản cố đinh
Có TK 331: Phải trả cho nhà cung cấp
– Trích khấu hao tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp( nếu như tài sản này dùng cho bộ phận quản lý)
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên
Có TK 214: Khấu hao TSCĐ tăng lên
– Trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất ( nếu như tài sản này dùng để phục vụ cho sản xuất sản phẩm hoặc thi công công trình xây dưng)
+ Theo quyết định 48
Nợ TK 1544: Chi phí trích khấu hao TSCĐ theo quyết định 48
Có TK 214:
+ Theo quyết định 15
Nợ TK 6274
Có TK 214
– Ví dụ 2: Kế toán hạch toán khấu hao tài sản mua ô tô ở ví dụ 1 bắt đầu từ 1/12/2014, biết doanh nghiệp áp dụng theo quyết định 48.
Nợ TK 6422: 8.333.333
Có TK 214: 8.333.333
Chúng ta hiểu rằng đến ngày 01/01/2015 giá trị tài sản cố định = 600.000.000 – 8.333.333 = 591.666.667
Tuy nhiên nguyên giá tài sản cố định không thay đổi. Kế toán không được tự động hạch toán ghi giảm nguyên giá tài sản cố định trừ khi công ty thanh lý, nhượng bán tài sản cố định