Một trong những chi phí không được trừ khi quyết toán thuế đó chính là phần khấu hao TSCĐ vượt trên 1,6 tỷ đồng. Vậy khi doanh nghiệp phát sinh nhu cầu mua ô tô trên 1,6 tỷ – dưới 9 chỗ ngồi thì phải hạch toán như thế nào? Và làm thế nào để thực hiện quyết toán thuế TNDN cho loại chi phí này? Bài viết này Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ với các bạn cách hạch toán mua xe ô tô trên 1,6 tỷ.
Tham khảo: Hạch toán Hao mòn tài sản cố định Tài khoản 214 theo Thông tư 133/2016/BTC
Theo quy định tại Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính:
1. Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT:
“ Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống. (Trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. Ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT). Thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ”.
2. Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN:
“e) Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe. Đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống. (Trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. Ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô).”
– Theo hướng dẫn này thì những doanh nghiệp có TSCĐ là ô tô từ 9 chỗ trở xuống có giá trị trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa thuế GTGT). Thì số thuế GTGT đầu vào chỉ được khấu trừ phần 1,6 tỷ. Còn phần hơn 1,6 tỷ sẽ không được khấu trừ. Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập tính thuế TNDN.
Hay nói dể hiểu hơn: Với Thuế doanh nghiệp chỉ được trích khấu hao trên 1,6 tỷ đồng để tính vào chi phí hợp lý. Và chỉ được khấu trừ thuế GTGT tối đa trên giá trị xe 1.6 tỷ đồng.
Chú ý: Nếu doanh nghiệp sử dụng ô tô đó vào việc kinh doanh vận chuyển hành khách, kinh doanh dịch vụ du lịch làm mẫu và lái thử (DN kinh doanh ô tô) thì thuế sẽ được khấu trừ toàn bộ.
Để các bạn có cái nhìn chi tiết hơn, Kế toán Việt Hưng sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể như sau:
Ví dụ: Kế toán Việt Hưng mua một oto 4 chỗ
- Giá mua 4.000.000.000đ( chưa VAT)
- Lệ phí trước bạ 500.000.000đ
- Bảo hiểm xe: 20.000.000đ/năm
- Đăng ký xe: 20.000.000đ
- Đăng kiểm xe: 1.000.000đ
Theo quy định trên thì Việt Hưng chỉ được khấu hao trên số tiền là 1,6 tỷ đồng. Được khấu trừ thuế GTGT 160 triệu
3. Xác định nguyên giá TSCĐ
Theo điều 4 Thông tư 45 quy định:
“a) TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.”
Do đó nguyên giá xe oto được xác định như sau:
Nợ TK 211
Nợ TK 133 |
4.000.000.000 + (400.000.000 – 160.000.000) = 4.240.000.000đ |
|
160.000.000đ |
||
Có TK 112(331) |
4.400.000.000đ |
|
– Lệ phí trước bạ:
Nợ TK 211 | 500.000.000đ | |
Có TK 3339 | 500.000.000đ | |
– Nộp lệ phí
Nợ TK 3339 | 500.000.000đ | |
Có TK 112 | 500.000.000đ | |
– Nộp tiền đăng ký đăng kiểm xe:
Nợ TK 211 | 21.000.000đ | |
Có TK 112 | 21.000.000đ | |
Tổng nguyên giá xe: 4.240.000.000+ 500.000.000 + 20.000.000 + 1.000.000 = 4.761.000.000
Chú ý: Các khoản chi phí phát sinh khi mua xe đều cộng vào nguyên giá
4. Cách kê khai thuế
Trên phần mềm HTKK mới nhất đã bỏ các phụ lục đi. Nên các bạn sẽ kê khai trực tiếp trên Tờ khai thuế 01/GTGT cụ thể như sau:
Chỉ tiêu 23 | 4.000.000.000 | Kê khai theo số tiền chưa thuế trên hóa đơn |
Chỉ tiêu 24 | 400.000.000 | Tổng số thuế GTGT đầu vào |
Chỉ tiêu 25 | 160.000.000 | Số tiền thuế GTGT đươc khấu trừ |
4. Cách tính khấu hao
Theo phụ lục khấu hao tại thông tư số 45/2013/TT-BTC thì loại tài sản là Phương tiện vận tải có thời gian khấu hao từ 6 – 10 năm. Trong trường hợp này Kế toán Việt Hưng chọn khấu hao 10 năm
Theo luật kế toán
– Mức khấu hao năm: 4.761.000.000/ 10(năm) = 476.100.000đ
– Mức khấu hao tháng: 476.100.000/12(tháng) = 39.675.000đ
Nợ TK 642 | 39.675.000đ | |
Có TK 214 | 39.675.000đ | |
– Theo luật thuế
Đây là căn cứ để ghi vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN cuối năm. VÌ chỉ được ghi nhận chi phí hợp lý là 1.6 tỷ nên:
Khoản chênh lệch khấu hao giữa kế toán và thuế là: 4.761.000.000đ- 1.600.000.000đ = 3.161.000.000đ
– Khấu hao chênh lệch 1 năm: 3.161.000.000/10 (năm) = 316.100.000đ/năm
Kết luận:
Kế toán vẫn theo dõi số khấu hao theo chế độ kế toán bình thường và tính vào chi phí kế toán là 366.100.000đ/năm. Nhưng đến thời điểm quyết toán thuế TNDN năm. Thì Số chênh lệch giữa khấu hao theo kế toán và theo thuế (là chi phí không hợp lý) DN phải xuất toán khỏi chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN cuối năm. Nhập vào chỉ tiêu [B4] = 316.100.000đ trên tờ khai quyết toán năm. Khi đó sẽ làm tăng thu nhập tính thuế của DN.
Hy vọng qua bài viết: Cách hạch toán với ô tô trên 1,6 tỷ – dưới 9 chỗ ngồi này. Các bạn đã hình dung ra được cách hạch toán cũng như cách kê khai quyết toán thuế TNDN khi gặp phải trường hợp này. Và trên thực tế còn rất nhiều những tình huống sẽ phát sinh trong doanh nghiệp mà các bạn không thể lường hết được nữa. Hãy tham gia khóa học thực thế tổng hợp của Kế toán Việt Hưng, chúng tôi sẽ giúp các bạn.
Chúc các bạn sức khỏe và thành công!
Add co mình hỏi: mình muốn định khoản luôn chi phí không hợp lý của phần khấu hao chênh lệch này thì định khoản thế nào Nợ 811, Có: là tài khoản nào bạn nhỉ 334 à (=KH chênh lệch * 20%thuế TNDN) có được không
Kế toán Việt Hưng chào bạn ạ.
Định khoản phần chi phí không hợp lý đó vào 811 là đúng. Nhưng bạn hạch toán qua 334 – tài khoản lương là sai ạ.
khấu hao – nợ 811- có 214 sau đó khi quyết toán bạn gạt ra ạ
Add cho mình hỏi: phần định khoản chi phí không hợp lý này mình không hạch toán vô 811, nhưng vẫn đưa lên tờ khai 03/TNDN chỉ tiêu B4 có được không. Có ảnh hưởng gì đến 421 ( lãi – lỗ ) không
Chào bạn, Kế Toán Việt Hưng xin trả lời bạn như sau:
Đối với các chi phí không hợp lý, bạn vẫn nên hạch toán vào, vì các chi phí đó vẫn được chi bằng nguồn tiền của doanh nghiệp. Ví dụ: Nộp tiền phạt chậm thuế bằng tiền gửi (chi phí không hợp lý). Nếu không được hạch toán, thì tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp cũng sẽ không khớp với số dư tài khoản ngân hàng.
Cho e hỏi cty e kd vận tải hàng hóa có mua xe tải gt 1.9 tỷ chưa cộng các khỉan thuế. Như vậy cty có dc khấu trừ thuế gtgt, khấu hao toàn bộ giá trị hay chỉ dc tính 1.6 tỷ thôi ah. E cám ơn
cho em hỏi: Đối với DNTN mua xe dưới 10 chỗ, tri giá 981.000.000 cả thuếGTGT. DNTN vừa sử dụng cho mục đích cá nhân và vừa sử dụng mục đích kinh doanh ( DNTN kinh doanh thương mại) . như vậy cho em hỏi em có cần phân bổ thuế GTGT, và phân bổ phần khấu hao không ạ. Em xin cảm ơn ạ