Các bước cần lưu ý khi làm kế toán doanh nghiệp xây dựng

Trung tâm kế toán Việt Hưng chia sẻ các bước cần thực hiện khi làm kế toán doanh nghiệp xây dựng.

cac-buoc-can-luu-y-khi-lam-ke-toan-doanh-nghiep-xay-dụng

 

Bước 1: Hiểu về Hợp đồng

  • Hợp đồng là cơ sở để các bạn hiểu được tổng giá trị của công trình – điều chỉnh tăng giảm và tổng giá trị thực cần thi công là bao nhiêu.
  • Hiểu các điều khoản thanh toán và các lần nghiệm thu theo quy định kế toán doanh nghiệp xây dựng

Bước 2: Dự toán;

Các bạn sẽ đọc và hiểu được dự toán và đối chiếu lại với hợp đồng ở bước 1.

Có thể công ty bạn là thầu phụ thứ 2,3 nên sẽ không có dự toán riêng – mà xem trên dự toán tổng thì bạn cần biết bên bạn làm những hạng mục nào trong dự toán tổng đó.

Phương pháp phân tích đáng để các kế toán doanh nghiệp xây dựng áp dụng

Bước 3: Nghiệm thu

Căn cứ vào nghiệm thu để xuất hóa đơn công trình theo giai đoạn cụ thể.

So sánh giá trị nghiệm thu so với hóa đơn có khớp nhau hay không.

So sánh giá trị nghiệm thu đối chiếu dự toán để bóc khối lượng nguyên vật liệu – máy

Chú ý: Có thể không nghiệm thu theo trình tự mà nghiệm thu theo từng đợt khác nhau trên dự toán thì bạn cần bóc chi phí cho tương xứng.

Bước 4: Hạch toán :

Phần hạch toán khá quan trọng. Vì trong xây dựng cơ sở hạch toán không chỉ có mỗi hóa đơn mà các chứng từ đi kèm rất nhiều.

Và có nhiều trường hợp đặc biệt khác là chỉ khi bạn làm quen về xây dựng bạn nhìn vào sẽ rất dễ hình dung.

  • Hàng về trước hóa đơn về sau: Hầu hết là trong xây dựng đến 90% các doanh nghiệp xảy ra trình trạng này. Chính vì thế khi hạch toán bạn cần lập các buốc

+ Nhập kho trước

+ Nhận hóa đơn sau

  • Đối trừ công nợ

+ Có thể chủ đầu tư vừa là khách hàng cũng có thể họ vừa là nhà cung cấp vật tư cho bạn. Thậm chí là thông qua một đối tác thứ ba cung cấp nguyên vật liệu chi tiết thì bạn cần hiểu rõ chi tiết để hạch toán đúng.

  • Lưu ý chi phí máy

+ Cần phân tích được 1 ca máy cần bao nhiêu dầu DO, nhân công , khấu hao nếu là doanh nghiệp bạn có tài sản cố định

+ Nếu đi thuê ca máy ở ngoài thì cần hạch toán chi tiết theo khối lượng ca máy chi tiết giai đoạn

  • Lưu ý về nhân công;

+ Nhân công trong xây dựng bạn cần biết tách và chia theo giai đoạn nghiệm thu.

Bước 5: Lưu ý về cân đối báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính là vấn đề chốt cuối cùng căn cứ trên các kinh nghiệm bạn nhận được. Để từ đó phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo:

+ Doanh thu các công trình

+ Giá vốn các công trình

+ Chi phí dở dang các công trình

+ Giá trị khấu hao TSCĐ

+ Giá trị phân bổ công cụ dụng cụ

Bước 6Cách sắp xếp hồ sơ chứng từ kế toán mới nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
lelenguyen
lelenguyen

Chao anh chị Việt Hưng: Em mới vào làm công ty xây dựng được một thời gian ngắn nên chưa hiểu hết về công ty a.
Có vấn đề này cho em được hỏi.
Công ty em làm cả một công trình lớn và xuất hóa đơn theo giai đoạn nghiệm thu, trong giai đoạn nghiệm thu đó có bộ phận kỹ thuật bóc cho em đầy đủ các giai đoạn để em ghép số liệu. Nhưng có một vấn đề em thắc mắc là.
Theo anh chị em nên theo dõi theo cả công trình lớn hay theo giai đoạn nghiệm thu.

caolam
caolam
Trả lời  lelenguyen

Chào bạn lelenguyen:
Theo như bạn nói thì trung tâm khuyên bạn nên theo dõi theo giai đoạn nếu:
Nguyên vật liệu theo nghiệm thu đủ xuất cho giai đoạn đó.
Còn nếu nguyên vật liệu trên hóa đơn về sau thì bạn nên theo dõi cả công trình
Ưu điểm của theo dõi công đoạn: Là xác định được doanh thu/ giá vốn của từng giai đoạn theo công trình luôn
Nhược điểm: Cân đối NVL vất vả hơn
– Tuy nhiên trung tâm vẫn khuyên bạn nên theo dõi theo từng giai đoạn nghiệm thu bạn nhé, Vì quá trình bạn làm sẽ vất vả nhưng ngược lại khi kiểm tra thuế quyết toán sẽ nhàn hơn nhiều.
Và tiết kiệm được chi phí cho Doanh nghiệp

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...