Ấn định thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu | Người nộp thuế phải nộp số tiền thuế ấn định theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan quản lý thuế; trường hợp không đồng ý với số tiền thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số tiền thuế đó, đồng thời có quyền đề nghị cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc này. Vậy trường hợp nào được xác định là hàng hóa xuất nhập khẩu bị ấn định thuế & cách hạch toán sau kiểm tra thông quan cùng Trung tâm Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu ngay dưới đây.
Trong trường hợp các doanh nghiệp không xác định được thuế suất phải nộp cho nhiều hàng nhập khấu khác nhau thì cơ quan thuế sẽ ấn định thuế theo một con số nhất định, thay vì được chủ động khai, nộp thuế theo quy định.
1. 08 Trường hợp ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Các trường hợp ấn định thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định theo Khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
“1. Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
b) Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;
c) Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;
d) Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
đ) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
e) Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;
g) Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;
h) Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.”
2. Các bước ấn định thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu
Trình tự ấn định thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu theo khoản 5 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP được tóm tắt như sau:
BƯỚC 1. Xác định được hàng hóa là đối tượng ấn định thuế.
BƯỚC 2. Xác định số tiền thuế ấn định theo công thức:
BƯỚC 3. Xác định chênh lệch giữa tiền thuế phải nộp với số tiền thuế đã khai.
BƯỚC 4. Xác định thời hạn nộp thuế.
BƯỚC 5. Lập biên bản. Mục đích của biên bản này là để làm cơ sở ấn định thuế, trừ các trường hợp sau:
– Người khai thuế không tự xác định được số tiền thuế phải nộp
– Cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế
– Tài sản đảm bảo các khoản vay là hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế là
– Hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục kê khai hải quan.
BƯỚC 6. Thông báo theo Mẫu số 01/TBXNK tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
BƯỚC 7. Ban hành quyết định ấn định thuế theo Mẫu số 01/QĐAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
BƯỚC 8. Trường hợp quyết định ấn định thuế có sai sót hoặc chưa đầy đủ thì cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế sửa đổi, bổ sung. (Mẫu số 01/QĐAĐT/TXNK hoặc Mẫu số 02/QĐHAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP)..
BƯỚC 9. Cơ quan hải quan hoàn trả cho người khai thuế số tiền chênh trong trường hợp Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người khai thuế đã nộp nhưng quyết định ấn định thuế được sửa đổi, bổ sung, hủy hoặc số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp.
BƯỚC 10. Thông báo với doanh nghiệp lý do ấn định thuế, quyết định ấn định thuế, quyết định ấn định thuế sửa đổi, bổ sung, quyết định hủy quyết định ấn định thuế phải gửi cho các đối tượng quy định trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi ký.
3. Thời hạn nộp tiền thuế ấn định với hàng hóa xuất nhập khẩu
Khoản 6 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
“a) Thời hạn nộp tiền thuế ấn định thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị ấn định thuế nhưng người khai thuế không kê khai trên tờ khai hải quan hoặc có kê khai trên tờ khai hải quan nhưng tờ khai hải quan bị hủy theo quy định của pháp luật về hải quan, hàng hóa nhập khẩu đã qua gia công, sản xuất không còn nguyên hạng như khi nhập khẩu ban đầu, hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế được cầm cố, thế chấp làm tài sản đảm bảo các khoản vay do người khai thuế không có khả năng trả nợ bị tổ chức tín dụng xử lý theo quy định của pháp luật, hàng hóa nhập khẩu bị kê biên để bán đấu giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án thuộc các trường hợp phải nộp thuế thời hạn nộp thuế là ngày ký ban hành quyết định ấn định thuế.
c) Trường hợp ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế, hàng hóa khác thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau nhưng vẫn còn nguyên trạng khi nhập khẩu, cơ quan hải quan không xác định được chính xác số lượng hàng hóa theo từng tờ khai nhập khẩu thì tờ khai để áp dụng thời hạn nộp tiền thuế ấn định là tờ khai nhập khẩu cuối cùng có mặt hàng bị ấn định thuế trong thời kỳ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Trường hợp mặt hàng bị ấn định thuế của tờ khai nhập khẩu cuối cùng có số lượng hàng hóa nhỏ hơn số lượng hàng hóa bị ấn định thuế thì số lượng hàng hóa bị ấn định thuế chênh lệch được tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai liền kề trước đó theo cùng loại hình nhập khẩu có cùng mặt hàng bị ấn định thuế.”
4. 02 Trường hợp xảy ra sau thông quan khi có quyết đinh kiểm tra của hải quan
4.1 Trường hợp công ty ghi trên Tờ khai hải quan (TKHQ) đã thông quan là giá đúng
Xét cùng 1 mặt hàng: Nếu giá trên TKHQ giống như giá trên TKHQ trước đó nhập về, thì công ty có quyền gửi hồ sơ lên cơ quan hải quan đề nghị giữ nguyên đơn giá.
Hồ sơ bao gồm:
Tờ khai hải quan
Chứng từ thanh toán cho bên bán
Hợp đồng, Purchase order
Bill of lading
Invoice, Packing list
→ gửi 1 bộ hồ sơ của 2 lần nhập khẩu khác nhau của cùng 1 mặt hàng để so sánh giá. Nếu sau khi công ty giải trình và được CQHQ chấp nhận thì không cần phải tăng đơn giá
4.2 Trường hợp công ty ghi trên Tờ khai hải quan đã thông quan là giá không thể chứng minh
Vì công nợ với Nhà cung cấp không thay đổi, do đó khoản phải trả với Nhà cung cấp vẫn giữ nguyên.
Sau khi tăng đơn giá => Giá tính thuế tăng => Thuế NK và thuế GTGT hàng NK tăng => Nguyên giá hàng nhập khẩu tăng.
Công ty không cần kê khai bổ sung Tờ khai hải quan
Ngoài việc nộp thêm thuế GTGT và thuế NK, công ty còn chịu thêm 1 khoản phạt vi phạm hành chính theo luật quy định (Chi phí này không được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN)
ĐỊNH KHOẢN NHƯ SAU:
Ghi nhận nguyên giá lô hàng:
Nợ TK 151/152/153/211: (Giá trên TKHQ trước điều chỉnh)
Có TK 331 (Giá trên TKHQ trước điều chỉnh)
Có TK 33332 (Giá trên TKHQ sau điều chỉnh)
Ghi nhận thuế GTGT hàng nhập:
Nợ TK 1331: (Giá sau điều chỉnh)
Có 33312:
Khi nộp thuế GTGT
Nợ TK 33312
Nợ TK 33332
Có 112
Trường hợp trước đó Công ty đã hạch toán và nộp thuế theo đơn giá cũ thì sau khi điều chỉnh tăng giá, công ty có thể hạch toán và nộp thêm thuế, số tiền chính bằng chênh lệch sau điều chỉnh.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Trên đây là những chia sẻ Kế Toán Việt Hưng về một số quy định kế toán cần nắm khi công ty bị ấn định thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn đọc. Đừng quên ủng hộ chúng tôi nút Like Fanpage kịp thời cập nhật bản tin mới nhất cùng khuyến mại giảm 20% – 50% các khóa học kế toán tổng hợp thuế chuyên sâu tự tin xin việc & công tác trong nghề.