Lưu ý – cách hạch toán chênh lệch tỷ giá ngoại tệ cuối năm

Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ | Việc đánh giá chênh lệch tỷ giá ngoại tệ là việc mà kế toán thường hay bị lãng quên. Nhiều kế toán thường không nắm chắc về cách hạch toán và những lưu ý về vấn đề này, bởi nghiệp vụ này hầu như chỉ đánh giá 1 lần/ năm hoặc chỉ vài lần phát sinh trong năm. Bài này Kế Toán Việt Hưng sẽ chia sẻ cho các bạn đọc giả về cách hạch toán và lưu ý về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc quy đổi cùng một lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau tại ngày đánh giá chênh lệch.

Về nguyên tắc, Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch. Để ghi nhận việc đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải phản ánh theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết của các tài khoản 111, 112, 113 và các khoản phải thu, phải trả có liên quan.

1. Phát sinh mua bán, trao đổi hoặc các nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ trong kỳ

Chênh lệch tỷ giá hối đoái này thường phát sinh trong các giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán.

Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải đánh giá chênh lệch tỷ giá ngoại tệ theo nguyên tắc:

– Bên Nợ: các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế

– Bên Có: các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ.

2. Đánh giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ thời điểm cuối năm tài chính

Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, về nguyên tắc các khoản mục tiền tệ phải được báo cáo bằng tỷ giá cuối năm tài chính.

Tại điểm h khoản 1 điều 12 Thông tư số 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 như sau:

“h) Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:

– Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

– Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định.”

Ngoài ra, trường hợp DN sử dụng tỷ giá xấp xỉ để hạch toán các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kế toán DN sử dụng tỷ giá mua hoặc bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của Ngân hàng thương mại nơi DN thường xuyên có giao dịch để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

chênh lệch tỷ giá ngoại tệ 2
Tình huống hạch toán chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

4. Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá theo Thông tư 200

Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá, các bạn có thể tham khảo tại theo quy định tại khoản 4 điều 69 Thông tư số 200/2014/TT/BTC. Kế toán Việt Hưng trích lại phần đánh giá lãi lỗ từ việc đánh giá chênh lệch tỷ giá ngoại tệ như sau:

“4.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

a) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo:

– Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

– Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,…

b) Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Kế toán kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 4131) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

– Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).

– Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

c) Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng:

Đơn vị áp dụng tất cả các quy định về tỷ giá và nguyên tắc kế toán như đối với các doanh nghiệp khác, ngoại trừ:

– Việc ghi nhận khoản lãi tỷ giá khi phát sinh được phản ánh vào bên Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái;

– Việc ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khi phát sinh được phản ánh vào bên Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái;

Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, kế toán kết chuyển khoản chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính.

d) Xử lý số chênh lệch tỷ giá còn lại trên TK 242 – Chi phí trả trước và TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện:

– Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 242 trước thời điểm thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lỗ chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

– Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lãi chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 3387 trước thời điểm thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.”

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán chênh lệch tỷ giá ngoại tệ cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

chênh lệch tỷ giá ngoại tệ 3
Hỏi đáp chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Trên đây là chia sẻ Kế Toán Việt Hưng về cách hạch toán chênh lệch tỷ giá ngoại tệ mong rằng sẽ hữu ích cho các bạn kế toán ứng dụng vào trong công việc. Đừng quên Like Fanpage cập nhật thông tin khuyến mại ưu đãi học phí dành cho tất cả các khóa học kế toán tổng hợp thuế đa lĩnh vực trực tiếp 1 kèm 1 cùng sự hỗ trợ đội ngũ hơn 200 kế toán trưởng toàn quốc giúp bạn thành thạo ra nghề nhanh chóng 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận