Cách lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

Kết thúc mỗi quý, ngoài lập tờ khai thuế giá trị gia tăng, tình hình sử dụng hoá đơn kế toán cần phải biết cách lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính. Cuối năm tài chính kế toán sẽ tổng hợp số liệu trên các tờ khai quý, sau đó lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

cach-lap-to-khai-thu-thu-nhap-doanh-nghiep-tam-tinh

1. Hạn nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính mẫu 01A/ TNDN

Là vào ngày 30 tháng đầu tiên của quý.

Quý 1 là ngày 30 tháng 04 năm N

Quý 2 là ngày 30 tháng 07 năm N

Quý 3 là ngày 30 tháng 10 năm N

Quý 4 là ngày 30 của tháng 1 năm N+ 1

2. Cách lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính mẫu số 01A/TNDN trên HTKK

Chỉ tiêu 01– Kỳ  tính thuế: Ghi rõ kỳ tính thuế trong năm là quý nào.

Chỉ tiêu 02 – Lần đầu: Tích vào ô này khi thực hiện khai lần đầu hoặc khai tờ khai thay thế nội dung đã khai lần đầu trong hạn nộp tờ khai.

Chỉ tiêu 03 – Bổ sung lần thứ:  Ghi lần khai bổ sung cho tờ khai chính thức.

Chỉ tiêu 04, 05 – Ghi đầy đủ thông tin doanh nghiệp

Chỉ tiêu 12, 13 – Tên đại lý thuế, mã số thuế.

Chỉ tiêu 21 – Doanh thu phát sinh trong kỳ: là tổng doanh thu phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ; Doanh thu hoạt động tài chính; thu nhập khác.

Chỉ tiêu 22 – Chi phí phát sinh trong kỳ: là toàn bộ các khoản chi phí hợp lý phát sinh liên quan đến doanh thu phát sinh trong kỳ tính thuế và có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật thuế. Chỉ tiêu này bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác.

Chỉ tiêu 23 – Lợi nhuận phát sinh trong kỳ: được xác định bằng doanh thu phát sinh trong quý – chi phí phát sinh trong quý.

Cụ thể: Chỉ tiêu 23 = Chỉ tiêu 21Chỉ tiêu 22

– Chỉ tiêu 24 – Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế: chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí được ghi nhận theo chế độ kế toán nhưng không phù hợp luật thuế TNDN, làm tăng lợi nhuận phát sinh của cơ sở kinh doanh.

– Chỉ tiêu 25 –  Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế: chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí được ghi nhận theo chế độ kế toán nhưng không phù hợp luật thuế TNDN, làm giảm lợi nhuận phát sinh của cơ sở kinh doanh.

– Chỉ tiêu 26 – Thu nhập chịu thuế

      Chỉ tiêu [26] = chỉ tiêu [23] + chỉ tiêu [24]chỉ tiêu [25]

– Chỉ tiêu 27 – Thu nhập miễn thuế: là thu nhập được miễn trong kỳ tính thuế được xác định căn cứ vào điều kiện thực tế cơ sở kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế theo Luật thuế TNDN.

– Chỉ tiêu 28 – Số lỗ chuyển kỳ này: bao gồm số lỗ những năm trước chuyển sang và số lỗ của các quý trước chuyển sang theo quy định của Luật thuế TNDN.

– Chỉ tiêu 29 – Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi thu nhập miễn thuế và trừ đi số lỗ chuyển kỳ này.  [29] = [26] – [27] – [28].

– Chỉ tiêu 30 –  Thu nhập tính thuế áp dụng thuế suất 20% : là thu nhập tính thuế của cơ sở kinh doanh ( gọi tắt là doanh nghiệp ) phát sinh trong kỳ áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 20%.

– Chỉ tiêu 31 – Thu nhập tính thuế áp dụng thuế suất 22% : là thu nhập tính thuế của cơ sở kinh doanh phát sinh trong kỳ áp dụng thuế suất thuế TNDN 22% theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật  thuế TNDN.

– Chỉ tiêu 32 – Thu nhập tính thuế áp dụng thuế suất ưu đãi: là thu nhập tính thuế áp dụng thuế suất ưu đãi trong trường hợp được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật thuế TNDN.

– Chỉ tiêu 32a – Thuế suất ưu đãi: là mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi đối với các dự án đầu tư thực tế đạt các điều kiện được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp được hưởng nhiều mức thuế suất ưu đãi khác nhau thì liệt kê các mức thuế suất ưu đãi trên cùng chỉ tiêu này, cách nhau dấu chấm phẩy.

– Chỉ tiêu 33 – Thu nhập tính thuế áp dụng thuế suất khác: là thu nhập tính thuế của cơ sở kinh doanh có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

– Chỉ tiêu 33a – Thuế suất khác: là mức thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 30% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

– Chỉ tiêu 34 – Thuế TNDN phát sinh: Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

        [34] = ([30] x 20%) + ([31] x 22%) + ([32] x [32a]) + ([33] x [33a])

– Chỉ tiêu 35 – Thuế TNDN dự kiến miễn giảm: là tổng số thuế TNDN dự kiến được miễn giảm trong kỳ tính thuế , bao gồm số thuế TNDN được miễn, giảm theo Luật thuế TNDN, theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần và miễn, giảm khác ngoài Luật thuế TNDN.

– Chỉ tiêu 35a – Số thuế TNDN được miễn, giảm theo Hiệp định ( nếu có ): là số thuế TNDN phát sinh trong kỳ được miễn, giảm theo hiệp định ( nếu có ).

– Chỉ tiêu 35b – Miễn giảm khác ngoài Luật thuế TNDN ( nếu có ): là số thuế TNDN được miễn, giảm theo các quy định khác ngoài Luật Thuế TNDN phát sinh trong kỳ mà Doanh nghiệp được hưởng (nếu có).

– Chỉ tiêu 36 – Thuế TNDN phải nộp trong kỳ: Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

  [36] = [34] – [35]

 Trường hợp Doanh nghiệp thuộc diện chưa được gia hạn nộp thuế TNDN theo Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì kê khai các chỉ tiêu sau:

– Chỉ tiêu 37 – Đối tượng được gia hạn: tích vào ô này nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế TNDN.

– Chỉ tiêu 37a – Trường hợp được gia hạn nộp thuế TNDN theo: ghi số hiệu, ngày, tên văn bản quy định về gia hạn nộp thuế TNDN.

– Chỉ tiêu 37b – Thời hạn được gia hạn: là thời hạn nộp thuế TNDN sau khi được gia hạn nộp thuế TNDN.

– Chỉ tiêu 37c – Số thuế TNDN được gia hạn: số thuế TNDN được gia hạn trong kỳ.

– Chỉ tiêu 37d – Số thuế TNDN không được gia hạn : chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: [37d] = [36] – [37c]

 Tham khảo cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp vào sổ kế toán khi đã hoàn thành tờ khai này.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận