Cách hạch toán Hàng gửi bán tài khoản 157
Tài khoản 157 hàng gửi đi bán được sử dụng trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực. Nó phản ánh trị giá thành phẩm, hàng hóa đã gửi. Hoặc chuyển đến cho khách hàng, hàng hóa ký gửi đại lý. Hoặc chuyển cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để bán. Nó còn thể hiện trị giá dịch vụ đã chuyển giao cho khách hàng. Nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Cách hạch toán hàng gửi bán tài khoản 157 theo thông tư 133 có một số điểm mới. Mà doanh nghiệp nên nắm vững để thực hiện chính xác.
Tham khảo:
Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tài khoản 154 thông tư 133
Cách hạch toán phải trả nội bộ Tài khoản 336 theo Thông tư 133
1. Kết cấu tài khoản 157
Hạch toán tài khoản 157 theo thông tư 133
Tài khoản 157 được hạch toán với số dư bên nợ. Giá trị này là những hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi và dịch vụ đã cung cấp. Mà chưa được xác định là đã bán trong kỳ kế toán đó.
Kết cấu của tài khoản cũng cần được lưu ý. Để tránh nhầm lẫn trong quá trình hạch toán
Bên Nợ gồm có trị giá hàng hóa thành phẩm gửi cho khách hàng hoặc ký gửi đến các đại lý. Gửi cho đơn vị cấp dưới hạch toán, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được tính là đã bán. Cuối kỳ sẽ kết chuyển trị giá hàng hóa thành phẩm đã gửi bán. Nhưng chưa được tính là đã bán cuối kỳ. Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để kế toán hàng tồn kho.
Trong việc hạch toán tài khoản 157 theo thông tư 133. Bên Có bao gồm trị giá hàng hóa thành phẩm gửi đi bán hoặc đã gửi đi. Mà bị khách hàng trả lại cùng với các loại dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán. Vào đầu kỳ, công ty sẽ thực hiện kết chuyển các loại hàng hóa vẫn chưa được xác định là đã bán. Cách tính này vẫn được ứng dụng với những doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để kế toán hàng tồn kho.
2. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 157 theo thông tư 133
Nguyên tắc giá gốc được sử dụng để phản ánh hàng gửi đi bán trên tài khoản 157. Hàng hóa được phản ánh vào tài khoản này phải là những thành phẩm chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ. Những hàng hóa này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng hóa, từng lần gửi hàng đi cho đế khi được xác định là đã bán. Tuy nhiên lưu ý là những chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi hộ khách hàng,… Sẽ không được phản ánh trong tài khoản này. Để có thể theo dõi cụ thể và chính xác hơn. Có thể mở tài khoản chi tiết theo từng loại hàng hóa, thành phẩm hoặc từng đại lý riêng biệt.
Nguyên tắc hạch toán tài khoản 157 theo thông tư 133
Thông tư 133 được sử dụng để thay thế cho quyết định 48 từ ngày 01/01/2017. Với một số những điều chỉnh nhất định. Mặc dù cùng áp dụng với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với vốn điều lệ dưới 10 tỷ. Và số lượng lao động ít hơn 300 người. Nhưng thông tư 133 cũng có một số điều chỉnh khác so với những quy định trước. Theo đó với thông tư 133, doanh nghiệp có thể tự thiết kế xây dựng hệ thống chứng từ và sổ kế toán hợp với quy định. Xét riêng với việc hạch toán tài khoản 157 theo thông tư 133. Thì doanh nghiệp phải xác định rõ phương pháp hạch toán hàng tồn kho của mình theo cách nào. Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hay kiểm kê định kỳ để áp dụng công thức phù hợp.
Để nắm bắt được nhanh chóng những xu thế thay đổi trong lĩnh vực kế toán. Bạn có thể tham khảo các khóa học tại Kế toán Việt Hưng. Thông tin chi tiết được cập nhật đầy đủ tại https://lamketoan.vn.