Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tài khoản 154 thông tư 133

Cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tài khoản 154

Cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tài khoản 154. Được xác định là những tài khoản chi phí thuê ngoài, khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu hay công cụ dụng cụ, tiền lương, và các chi phí khác theo thông tư số 133.

Tham khảo: Hạch toán giá thành sản phẩm theo thông tư 133 mới nhất

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

1. Tài khoản 154 thông tư 133 là gì?

Tài khoản 154 thông tư 133 hay còn được gọi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là tài khoản dùng để phản ánh những chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính toán giá thành sản phẩm trong hàng tồn kho của định kì trước theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Giá trị phản ánh này được thể hiện ở đầu và cuối kì trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

Tài khoản 154 này cũng phản ánh chi phí sản xuất các phát sinh cùng kì, chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ, chi phí đầu và cuối kỳ.

Các chi phí tại tài khoản 154 được chi tiết ghi theo địa điểm phát sinh chi phí như phân xưởng, bộ phận sản xuất hay đội sản xuất, công trường thi công,… được phân chia theo nhóm, bộ phận, từng loại, công đoạn,…

2. Cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tài khoảng 154

2.1. Chi phí sản xuất tại tài khoản 154 được kê khai bao gồm:

  • Chi phí nguồn nhân công trực tiếp
  • Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
  • Chi phí sản xuất chung
  • Chi phí sử dụng máy móc

2.2. Các chi phí không được hoạch toán trong tài khoản 154 bao gồm:

  • Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Chi phí tài chính
  • Chi phí bán hàng

Kết cấu cách hoạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tài khoảng 154 thông tư 133

3. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tài khoảng 154 thông tư 133 bao gồm hai nhóm chính:

3.1. Bên nợ

  • Bên nợ bao gồm các chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp sản xuất nên sản phẩm như chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu, chi phí sử dụng tiêu hao máy móc, chi phí dịch vụ,…
  • Các chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình
  • Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì.

3.2. Bên có

  • Bên có bao gồm giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm được chế tạo ra sau đó đưa vào kho, chuyền đi bán và tiêu dùng ngay.
  • Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao một từng phần.
  • Chi phí thực tế của dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng
  • Giá trị phế liệu thu hồi
  • Giá trị nguyên vật liệu hàng hóa thi công xong nhập lại kho

4. Trong ngành công nghiệp

Theo phương pháp kê khai thường xuyên

Nợ tài khoản 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có tài khoản 152 – nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình chế tạo sản phẩm

Có tài khoản 153 – công cụ, dụng cụ

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Nợ tài khoản 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có tài khoản 631 – giá thành sản xuất sản phẩm

5. Trong ngành Nông nghiệp

Theo phương pháp kê khai thường xuyên

Nợ tài khoản 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có tài khoản 152 – nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình chế tạo sản phẩm

Có tài khoản 153 – công cụ, dụng cụ

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Chủ yếu nằm trong tài khoản 154 tương đương với ngành công nghiệp

6. Trong ngành dịch vụ

Nợ tài khoản 631 – giá vốn hàng bán

Có tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Lưu ý hoạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tài khoảng 154 thông tư 133. Tìm đọc các tin tức về kế toán hữu ích từ kế toán Việt Hưng tại: http://lamketoan.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *