Cách hạch toán phải trả nội bộ Tài khoản 336 theo Thông tư 133

Cách hạch toán Phải trả nội bộ Tài khoản 336

Tài khoản 336 thông tư 133 được đăng kiểm vào ngày 26 tháng 08 năm 2016, hướng dẫn về các quy định cũng như cách hạch toán phải trả nội bộ. Theo đó, các kế toán viên cần thực hiện và tuân thủ theo những điều khoản được nêu ra để tránh những trường hợp mất quyền lợi.

Tham khảo:

Cách hạch toán Hàng gửi bán tài khoản 157 theo TT 133

Kế toán phải thu nội bộ

Các khóa học thực hành kế toán chuyên sâu tại Kế toán Việt Hưng

Cách hạch toán Phải trả nội bộ Tài khoản 336 theo Thông tư 133

1. Tài khoản 336 theo thông tư 133

Nguyên tắc kế toán tài khoản 336 thông tư 133

Tài khoản 336 thông tư 133 dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả của doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc có nghĩa vụ. Các khoản nội bộ phản ánh trên tài khoản này bao gồm các khoản phải trả về vốn kinh doanh và các khoản doanh nghiệp phải trả đơn vị hoạch toán, cá tài sản doanh nghiệp có nghĩa vụ cấp cho đơn vị phụ thuộc,…

Tùy thuộc và phân cấp quản lý mà doanh nghiệp sẽ quyết định chính xác đơn vị hoạch toán của mình.

Tài khoản 336 được ghi chi tiết các đơn vị nội bộ có mối quan hệ hoạch toán với nhau, nêu rõ từng khoản phải trả và nộp.

Cách hạch toán Phải trả nội bộ Tài khoản 336 theo Thông tư 133

Tại cuối kì, các kế toán viên sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các tài khoản được ghi tại tài khoản 336 từ đó lập nội dung vào biên bản thanh toán với từng đơn vị. Nếu có bất cứ sự chênh lệch nào, phải tìm nguyên nhân và biện pháp để khắc phục.

2. Kết cẩu tài khoản 336 hông tư 133

2.1. Bên Nợ:

– Số tiền các đơn vị nội bộ chi hộ, hoặc thu hộ đơn vị nội bộ đã trả các khoản;

– Số tiền mà doanh nghiệp đã trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;

– Bù trừ các khoản của cùng một đơn vị có quan hệ thanh toán phải thu với các khoản phải trả.

– Số tiền đã nộp doanh nghiệp của đơn vị hạch toán phụ thuộc;

2.2. Bên Có:

– Số tiền phải trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;

– Số tiền phải nộp doanh nghiệp đơn vị hạch toán phụ thuộc;

– Số vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp của đơn vị hạch toán phụ thuộc;

– Số tiền phải trả về các khoản đã được đơn vị khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác.cho các đơn vị khác trong nội bộ

3. Phương pháp hạch toán Phải trả nội bộ Tài khoản 336 theo Thông tư 133

Hạch toán Phải trả nội bộ Tài khoản 336 theo Thông tư 133 ở đơn vị trực thuộc

3.1. Định kỳ tính vào chi phí quảng lý doanh nghiệp phải nộp bao gồm:

Nợ tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp

Có tài khoản 336 – phải trả nội bộ

3.2. Phải nộp các quỹ đầu tư phát triển

Nợ tài khoản 414 – quỹ đầu tư phát triển

Nợ tài khoản 415 – quỹ dự phòng tài chính

Nợ tài khoản 431 – quỹ khen thưởng

Có tài khoản 336 – phải trả nội bộ

3.3. Số lợi nhuận phải nộp về tổng công ty

Nợ tài khoản 421 – lợi nhuận chưa phân phối

Có tài khoản 336 – phải trả nội bộ

4. Hạch toán ở tổng công ty

4.1. Số quỹ đầu tư phát triển mà tổng công ty phái cấp cho các đơn vị trực thuộc

Nợ tài khoản 415 – quỹ đầu tư phát triển

Có tài khoản 336 – phải trả nội bộ

4.2. Số quỹ dự phòng tài chính cho tổng công ty

Nợ tài khoản 415 – quỹ dự phòng tài chính

Có tài khoản 336 – phải trả nội bộ

4.3. Số quỹ khen thường, quỹ phúc lợi của tổng công ty

Nợ tài khoản 431 – quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có tài khoản 336 – phải trả nội bộ.

Tài khoản 336 – phải trả nội bộ

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến Cách hạch toán Phải trả nội bộ Tài khoản 336 theo Thông tư 133 mà bất cứ người kế toán viên nào cũng cần hết sức lưu tâm. Để biết thêm thông tin chi tiết hữu ích về các vấn đề khác liên quan đến kế toán, truy cập ngay kế toán Việt Hưng: https://lamketoan.vn/

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...