[?] Các câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ hay gặp nhất khi xin việc

Các câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ hay gặp nhất khi xin việc  – Kế toán công nợ là một công tác kế toán quan trọng, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên vị trí này đòi hỏi nhiều yêu cầu khi tuyển dụng.

phỏng vấn kế toán công nợ
[?] Các câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ hay gặp nhất khi xin việc
Bằng cách chuẩn bị tốt những câu hỏi mà người phỏng vấn có thể hỏi khi ứng tuyển làm nhân viên kế toán công nợ, bạn sẽ có cơ hội trúng tuyển cao hơn. Hãy cũng Kế Toán Việt Hưng chuẩn bị kỹ cho cuộc phỏng vấn kế toán công nợ hay gặp nhất khi xin việc

1. Phỏng vấn kế toán công nợ cần chuẩn bị những gì?

Trước khi tham gia phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu xem hình thức của buổi phỏng vấn đó là gì (phỏng vấn hội đồng, phỏng vấn 1-1, phỏng vấn nhóm…), có phải làm bài test hay không, nếu có thì là test về vấn đề gì để chuẩn bị, bao nhiêu ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn…

Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Thông thường, các ứng viên chỉ đọc lướt qua thông tin tuyển dụng và bỏ lỡ những thông điệp quan trọng mà nhà tuyển dụng gửi gắm trong đó. Đây là một sai lầm. Bạn cần phân tích kỹ mô tả công việc trong thông tin tuyển dụng, và nghiên cứu xem kinh nghiệm và kỹ năng của bạn sẽ đáp ứng được đến đâu so với yêu cầu công việc. Bạn cũng có thể tìm những ví dụ tương đồng về công việc trước đây và mô tả bạn đã hoàn thành tốt công việc đó như thế nào.

Tìm hiểu thông tin về công ty mà bạn sắp đến phỏng vấn

Bạn có thể tìm hiểu về công ty mà bạn sắp đến phỏng vấn qua người thân, bạn bè, website, trang mạng xã hội facebookcủa công ty hoặc các phương tiện thông tin khác. Hãy đọc để ít nhất bạn cũng có thể trả lời được những câu hỏi như: Dịch vụ, sản phẩm, khách hàng và đối thủ cạnh tranh của công ty là gì? Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Công ty? Điều gì đang là niềm tự hào của Công ty? Hoặc điều gì làm nên sự khác biệt của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh?

–  Chuẩn bị kiến thức về chính bạn

Hãy chuẩn bị tất cả thông tin về bạn như điểm mạnh, điểm yếu (tất nhiên là nói theo hướng tích cực), kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, các ví dụ minh chứng, trả lời các câu hỏi về tại sao bạn lại chọn công việc bạn đang ứng tuyển, thông tin về bằng cấp của bạn (tại sao bạn lại học khóa học đó, hay là bạn đã học được những gì ở khóa học như vậy), các câu hỏi về cuộc sống hàng ngày của bạn…

–  Xác nhận thời gian và địa điểm mà bạn sẽ tham gia phỏng vấn

Một ngày trước cuộc phỏng vấn, bạn cần liên hệ với công ty để xác nhậnthời gian và người sẽ phỏng vấn hoặc hỗ trợ bạn trong buổi phỏng vấn. Sau đó, hãy đi đến địa điểm mà bạn sẽ tham gia phỏng vấn. Điều này đảm bảo rằng bạn biết đường và tính được thời gian để đến đúng giờ, không lo bị lạc đường hoặc đến muộn do không tìm được địa điểm vào ngày được phỏng vấn.

–  Hình ảnh chuyên nghiệp

Hãy chuẩn bị trang phục và mặc thử vào ngày hôm trước khi phỏng vấn, để đảm bảo bạn có trang phục thật gọn gàng, thoải mái, giúp bạn trở nên chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Tất nhiên, bạn cũng đảm bảo rằng đầu tóc, trang điểm, trang sức, quần áo, giày dép của bạn không rườm rà, lạc mốt hoặc lòe loẹt (phỏng vấn kế toán công nợ)

–  Tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn

Hãy nhờ người thân, bạn bè của bạn giúp bạn tập trả lời trước các câu hỏi mà bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn Sau khi xác định chính xác bạn cần trả lời như thế nào, bạn có thể đứng trước gương để luyện tập cho đến khi nào bạn thấy không còn ngượng nghịu hoặc bị vấp khi nói mới thôi.Bằng cách này, bạn sẽ có thể trả lời phỏng vấn một cách trơn tru, mạch lạc, rõ nghĩa và thật sự gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

–  Chuẩn bị trước danh sách câu hỏi để hỏi người phỏng vấn

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ dành cơ hội cho bạn hỏi bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn. Đây chính là cơ hội để bạn chứng tỏ sự khác biệt giữa mình với các ứng viên khác. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị trước danh sách các câu hỏi thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công việc, những câu hỏi thể hiện được khả năng, kỹ năng của bạn. Bạn cần tránh những câu hỏi về chế độ đãi ngộ, nếu bạn chưa chắc chắn mình trúng tuyển.

Chuẩn bị những thứ mang theo khi đi phỏng vấn

Để thể hiện bạn là người chu đáo và chuyên nghiệp, hãy chuẩn bị các thứ sau: Một túi xách đơn giản, hồ sơ của bạn, một cuốn sổ ghi chép, hai chiếc bút, danh sách những người giới thiệu bạn nếu có và sau cùng là thái độ tích cực, niềm tin vào bản thân rằng bạn là người xứng đáng nhất để được chọn (phỏng vấn kế toán công nợ)

2. Bộ câu hỏi dễ gặp nhấ khi phỏng vấn kế toán công nợ

2.1 Bạn vui lòng giới thiệu về bản thân

Đây là câu đơn giản nhưng hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng hỏi, mục đích là để kiểm chứng lại độ xác thực của 1 số điểm trong CV của bạn mà thôi. Với câu hỏi này, bạn chỉ nói nhanh về ngành học của bạn và các công ty bạn đã làm việc, cố gắng nhấn mạnh những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí đang phỏng vấn, tuyệt đối không nói về đời sống cá nhân như sở thích…

2.2 Làm sao để đảm bảo bạn không có phạm sai lầm trong công việc kế toán công nợ?

Phạm sai lầm là chuyện thường tình của con người nhưng kế toán công nợ là liên quan đến tiền, số phải trả nhà cung cấp cũng như phải thu khách hàng. Mình bật mí các bạn 1 bí kíp để hạn chế sai sót trong kế toán là luôn luôn tìm một mốc để đối chiếu số liệu. Xác nhận công nợ thường xuyên theo tháng và quý.

2.3 Tại sao bạn lại muốn ứng tuyển vào vị trí kế toán công nợ?

Câu này tương đương với câu “Bạn có nghĩ bạn hợp với công việc của kế toán công nợ không?”. Hãy kể ra những điểm tương đồng giữa tính cách, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn với tiêu chí của kế toán công nợ. Đừng có nói theo kiểu 100 người giống nhau như là: “Em thích môi trường chuyên nghiệp”, “Em thích môi trường năng động như Công ty”….Đây là những câu trả lời không có sự khác biệt và ấn tượng, thậm chí là dập khuôn máy móc (phỏng vấn kế toán công nợ)

Hãy trả lời rằng, Bạn thích kế toán công nợ vì nó mang lại cho bạn cái gì? Niềm vui trong công việc hay trí thức hay cơ hội mở rộng quan hệ…v.v.v.v. và bạn có những kỹ năng, kinh nghiệm hoặc tâm huyết của bạn dành cho công việc kế toán công nợ như thế nào?

2.4 Bạn phải làm những gì khi làm kế toán công nợ?

Đối với câu hỏi này, hãy nghĩ xem bạn cần phải làm những gì nhưng khi trả lời hãy tập trung vào các kỹ năng và kiến thức mà bạn đã từng dùng để làm kế toán công nợ một cách hiệu quả như:

+ Duy trì độ chính xác.

+ Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản.

+ Kỹ năng tổ chức.

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề.

+ Kỹ năng với máy vi tính.

+ Kiến thức về quy trình kế toán.

2.5 Một hóa đơn về các dịch vụ sẽ cần những thông tin gì?

Bạn hãy liệt kê thông tin và đảm bảo những gì mình nói phải bao quát mọi thứ và chú ý nói nhiều đến chi tiết quan trọng. Hơn nữa, hãy đề cập đến một ví dụ về một mẫu hóa đơn cho dịch vụ nếu bạn đã tạo trong danh mục phỏng vấn của mình.

2.6 Những thành tích nào bạn đã đạt được trong suốt thời gian đi làm?

Đây là lúc để bạn khoe khoan về những thành quả mà bạn đã làm được, hãy nêu những công việc mà bạn đã cải tiến để mang lại hiểu quả cho công ty.

Sau 5 năm nữa bạn sẽ làm gì ở công ty?

Tương tự câu Mục đích công việc của bạn là gì? Nhưng câu này phải trả lời cụ thể hơn. Tuyệt đối không trả lời theo kiểu: “Em hứa sẽ cố gắng…”, “Em sẽ cố gắng học hỏi…”, “Em hy vọng….”. Đó không phải là điều mà nhà tuyển dụng cần. Họ cần một người có mục tiêu rõ ràng, có tham vọng và chí tiến thủ chứ không cần 1 người học việc (phỏng vấn kế toán công nợ)

Tất nhiên cũng đừng có ngông cuồng tuyên bố rằng em sẽ làm sếp vì nói thế chẳng khác nào bạn nói thẳng vào mặt sếp bạn: “Em sẽ ngồi vào vị trí của anh trong 5 năm nữa”.

Tốt nhất, hãy nói rằng bạn sẽ là 1 trong những nhân viên xuất sắc của đơn vị. Bạn luôn sẽ hoàn thành công việc ở mức tốt nhát có thể, bất chấp giờ giấc, ngày nghỉ ra sao. Bạn sẽ hoàn thành các khóa học mà nó sẽ giúp chuyên môn, kỹ năng của bạn được nâng cao..v.v.v.Tóm lại, cứ tự tin lên.

2.7 Vì sao bạn muốn chuyển việc?

Nếu bạn đã đi làm thì câu này 99% nhà tuyển dụng sẽ tò mò muốn biết lý do tại sao bạn quyết định nhảy việc. Đây không phải là câu hỏi đơn giản vì chỉ cần không khéo léo; bạn có thể dễ dàng bị mất điểm trước nhà tuyển dụng. Nếu bạn qua một công ty lơn hơn hay vị trí cao hơn thì hãy trả lời “phát triển nghề nghiệp”, nếu bạn về gần nhà hơn thì “cho gần nhà”, bí quá thì hãy nói “thay đổi môi trường”; tuyệt đối không chê công ty cũ; tránh phàn nàn về mức lươn; chán công việc; mâu thuẫn với sếp, khó thăng tiến…

Kế Toán Việt Hưng hy vọng với bộ câu hỏi thần thánh này sẽ dễ dàng giúp đánh bại vị trí kế toán công nợ nhanh chóng. Kế toán công nợ cũng là công việc quan trọng, mở rộng vơi các vị trí kế toán cao hơn (phỏng vấn kế toán công nợ)

Chúc các bạn thành công với nghề kế toán!

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận