Mô tả công việc kế toán tổng hợp cần phải làm gì?

Tại bất kỳ một doanh nghiệp nào bộ phận  kế toán cũng thường phân cấp ra đó là: Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Lamketoan.vn liệt kê công việc của kế toán tổng hợp cần phải làm cụ thể qua bài viết dưới đây.

 

Mô tả công việc kế toán tổng hợp

1. Sơ đồ quy trình kế toán tổng hợp

–  Quá trình kinh doanh phát sinh các nghiệp vụ, giao dịch, kèm theo đó là các chứng từ pháp lý chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành các nghiệp vụ, giao dịch này.

–  Kế toán tổng hợp sẽ nhận biết các giao dịch và tiếp nhận các chứng từ gốc có liên quan.

–  Ghi chép các nghiệp vụ vào tài khoản và sổ sách kế toán.

–  Thời điểm cuối kì, kế toán sẽ khóa sổ và lập báo cáo tài chính cuối kỳ.

công việc kế toán tổng hợp
Sơ đồ công việc kế toán tổng hợp

 

2. Công việc của một kế toán tổng hợp

2.1 Kiểm tra và cân đối các nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp

–  Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cuối mỗi tháng, quý, năm.

–  Kiểm tra, rà soát sự cân đối trên các chỉ tiêu của bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ.

–  Kiểm tra sự cân đối của các báo cáo chi tiết so với báo cáo tổng hợp; ví dụ như: Kiểm tra giá trị tồn kho của Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn kho hàng hóa; so với dư Nợ tài khoản 156 trên bảng cân đối số phát sinh; giá trị tồn kho của nguyên vật liệu đã khớp với dư Nợ TK 152 trên bảng cân đối số phát sinh hay chưa; để điều chỉnh số liệu đúng, kịp thời trước khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế.

–  Kiểm tra kế toán chi tiết đã hạch toán trích khấu hao tài sản cố định đúng theo thông tư 45/2013 về trích tài sản cố định; cũng như sự cân đối giữa chỉ tiêu 214 so với giá trị hao mòn lũy kế; trên bảng trích khấu hao tài sản cố định.

–  Kiểm tra việc hạch toán chi tiết trên TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn; và TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn; so với Bảng phân bổ công cụ dụng cụ hàng tháng, quý, năm đã khớp số liệu chưa; để có hướng xử lý kịp thời trước khi nộp báo cáo tài chính.

–  Kiểm tra báo cáo thuế tháng hoặc quý đã đúng chưa; và cần kiểm tra dư Nợ trên chỉ tiêu 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ so với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế có đúng không? Hoặc dư Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp so với chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý có khớp nhau hay không?

Xem thêm: Học kế toán tổng hợp như thế nào là tốt nhất?

2.2 Lập báo cáo tài chính

 

–  Kiểm tra hạch toán tình hình nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

–  Lập báo cáo tài chính nội bộ hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu của ban Giám đốc

–  Lập báo cáo tài chính thuế hàng năm nộp cho cơ quan thuế.

–  Biết phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính

–  Tham gia trong việc giải trình, quyết toán thuế tại đơn vị

–  Biết điều chỉnh các nghiệp vụ kinh tế sau khi cơ quan thuế quyết toán xuất toán chi phí; và yêu cầu doanh nghiệp nộp phạt các loại thuế.

 

2.3 Tổng hợp và lưu trữ các loại sổ sách chứng từ

 

–  Đề ra phương hướng xử lý các tồn đọng của doanh nghiệp trong lĩnh vực kế toán, sổ sách

–  Kiểm tra kế toán chi tiết, in đầy đủ sổ sách kế toán tổng hợp chi tiết; cũng như các báo cáo khác liên quan tùy thuộc vào mô hình hoạt động của doanh nghiệp đó.

–  Lưu trữ hồ sơ theo quy định bản cứng cũng như dữ liệu bản mềm hồ sơ kế toán của doanh nghiệp.

Xem thêm: 9 kỹ năng cơ bản cần thiết của nhân viên kế toán chuyên nghiệp

Trên đây là các công việc của kế toán tổng hợp mà Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ để các bạn chuẩn bị làm kế toán hiểu biết về công việc sắp tới. Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *