5 “lời nhắn nhủ” dành cho sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp 2016

Lời nhắn nhủ dành cho sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp 2016

Kế toán viên được cho là một trong những nghề mang tính chuyên nghiệp cũng như “ở một đẳng cấp khác” trên thế giới. Nhưng một thực tế cho thấy có nhiều khó khăn mà sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp phải đối mặt. Một phần do lượng sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp rất đông và nhiều trường đào tạo. Trước vấn đề đó Lamketoan.vn sẽ giúp sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp hiểu thêm về những gì mà chúng ta cần chuẩn bị cho con đường sự nghiệp chuyên nghiệp này.

1. Các vị trí công việc phù hợp với sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp

Đây là các vị trí công việc dành cho các bạn sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp

– Tại doanh nghiệp:

Chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán nội bộ, kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, giám đốc tài chính/ CFO. Tại các cơ quan quản lý nhà nước: Quản lý tài chính các dự án. Chuyên viên kế toán. Chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính. Kiểm toán Nhà nước, thanh tra kinh tế.

– Tại các công ty Kế toán, Kiểm toán:

Chuyên gia kế toán, kiểm toán. Chuyên gia phân tích tài chính. Chuyên gia tư vấn kế toán. Chuyên gia tư vấn thuế. Chuyên gia tư vấn ngân hàng – tín dụng. Tại các tổ chức xã hội: Kiểm soát tài chính, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính. Chuyên gia quản lý quỹ, chuyên viên kế toán.

Hãy tìm hiểu và lựa chọn 1 vị trí "ưng ý nhất" của bạn
Hãy tìm hiểu và lựa chọn 1 vị trí “ưng ý nhất” của bạn

2. Quá trình phát triển nghề nghiệp của các sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp

Các bạn sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp. Sau khi ra trường có thể làm việc tại:

2.1. Làm kiểm toán Tại công ty kiểm toán

Trợ lý kiểm toán (Assistant)

Trong 1-2 năm sau khi sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp ra trường. Sinh viên kế toán sẽ ở vai trò trợ lý kiểm toán với công việc từ đơn giản đến phức tạp. Thời gian đầu, các bạn chủ yếu được giao kiểm tra chứng từ, sổ sách, tham gia kiểm kê kho hay xác nhận công nợ. Khi đã có kinh nghiệm hơn. Trợ lý có thể kiểm tra các khoản mục phức tạp dưới sự giám sát của trưởng nhóm.

Trưởng nhóm kiểm toán (Senior)

Bạn sẽ phụ trách một nhóm các trợ lý kiểm toán để thực hiện một cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình. Lúc này, bên cạnh các kỹ thuật cơ bản. Trưởng nhóm phải biết cách phân công, phối hợp và giám sát các trợ lý của mình. Các trưởng nhóm cũng cần có khả năng thực hiện những công việc mang tính chất xét đoán hơn. Như phân tích hay đánh giá rủi ro… Đồng thời bắt đầu phát triển khả năng làm việc với khách hàng. Trao đổi hay giải quyết những sự việc phát sinh trong quá trình kiểm toán.

• Chủ nhiệm kiểm toán (Manager)

Trong khoảng 6-7 năm sau khi ra trường. Một sinh viên theo học kế toán có thể trở thành chủ nhiệm kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán có thể điều hành một cuộc kiểm toán lớn. Và đồng thời chịu trách nhiệm giám sát nhiều cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình. Chủ nhiệm kiểm toán phải phối hợp công việc của các trưởng nhóm. Và trao đổi với nhà quản lý của khách hàng về những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán.

Chủ phần hùn kiểm toán (Partner)

Là người thường điều hành một mảng khách hàng trong công ty kiểm toán. Công việc thiên về phát triển và duy trì khách hàng nhiều hơn là giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Về pháp lý, chủ phần hùn có vốn góp trong công ty kiểm toán. Và chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro của công ty. Ở các công ty kiểm toán quốc tế, mỗi cấp lại bao gồm nhiều mức khác nhau. Trợ lý kiểm toán có thể chia thành 3 mức độ tùy theo kinh nghiệm.

Trong kiểm toán nội bộ, quá trình phát triển nghề nghiệp và các vị trí tùy theo quy mô và hoàn cảnh cụ thể của tổ chức. Ở những tập đoàn lớn. Bộ phận kiểm toán nội bộ có thể lên đến vài trăm người với nhiều cấp từ quốc gia, vùng cho đến toàn cầu. Trái lại, ở một công ty trung bình, bộ phận kiểm toán nội bộ có thể chỉ có một trưởng bộ phận và vài kiểm toán viên và trợ lý ở mức kinh nghiệm khác nhau.

5 "lời nhắn nhủ" dành cho sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp 2016

2.2. Làm kế toán tại doanh nghiệp

• Chuyên viên kế toán

• Kế toán tổng hợp

• Kế toán trưởng

• Tư vấn tài chính…

3. Trình độ, kiến thức của sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp để làm kế toán

Sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp cần phải:

– Được đào tạo kế toán chuyên sâu. Có bằng đại học chính quy loại khá trở lên, chuyên ngành kế toán, kiểm toán.

– Có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam hoặc chứng chỉ ACCA, CPA Australia hoặc các chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài khác.

– Trung thực, nhanh nhẹn

-Có khả năng quản lý và điều hành công việc

-Tiếng Anh và tin học văn phòng tốt.

4. Phẩm chất, tố chất cần thiết của sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp để làm kế toán

5 "lời nhắn nhủ" dành cho sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp 2016

Tính độc lập

Làm công việc kiểm toán, bạn không được phụ thuộc vào bất cứ khách hàng hay một số liệu tài chính này. Vì có thể những giấy tờ, chứng cứ rành rành trước mặt bạn chỉ là một “trò lừa ngoạn mục” mà thôi. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể tìm ra được những sơ hở trong công việc kinh doanh để đưa ra những lời tư vấn xác đáng nhất

Tính thận trọng trong công việc

Phải nhớ mỗi nhận xét, kết luận của bạn trong báo cáo kiểm toán có khả năng quyết định đến số phận của cả một công ty với hàng trăm con người đang làm việc ở đó. Bởi vậy, bạn phải thận trọng trong việc kiểm tra sổ sách, tìm đủ bằng chứng thích hợp mới đưa ra những quyết định cuối cùng. Đây còn là việc thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của bạn.

Khả năng diễn đạt gãy gọn, khúc chiết

Ngoài công việc xác minh, kiểm toán viên còn phải bày tỏ ý kiến về những gì mà mình đã phát hiện được trong suốt thời gian làm việc vừa qua. Để mọi người tiếp nhận những lời tư vấn của mình, người được đào tạo kế toán chuyên sâu phải biết cách thuyết phục họ bằng những lập luận chặt chẽ nhất.

Diễn đạt tốt trong kế toán – kiểm toán là khi bạn biết cách lập luận hợp lý, với những luận chứng và luận cứ thuyết phục. Ngôn từ của bạn trong sáng, gãy gọn, khúc chiết, luôn nêu bật nội dung chủ chốt. Ngôn ngữ vốn là “cái vỏ của tư duy”, nên khả năng này liên quan chặt chẽ tới tư duy logic của người đào tạo kế toán chuyên sâu. Từ đó đưa ra những phân tích, tư vấn xác đáng, tin cậy và hợp lý.

Phải có óc quan sát và tư duy phân tĩch cao

Nếu không có óc quan sát và tư duy phân tích thì làm sao kế toán viên – kiểm toán viên có thể tìm ra được những bất hợp lý. Khi bạn quan sát tốt và biết nhìn nhận vấn đề một cách hợp lý nhất, bạn sẽ tiết kiệm được những khoản tiền khổng lồ đấy.

Chăm chỉ học hỏi

Đê trở thành một kế toán viên, kiểm toán viên giỏi, bạn không thể tự bằng lòng với những kiến thức mình đã có. Cần phải luôn tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới về kế toán, kiểm toán và luật kinh tế của tất cả các nước trên thế giới.

Giỏi tính tóan, yêu thích những con số

Người đã đào tạo kế toán phải có một niềm say mê khám phá những con số tưởng chừng rất khô khan trong các bản báo cáo. Tự bản thân bạn luôn thấy rằng những phép tính, những phương pháp đối chiếu, cân đối… trong kế toán cũng thú vị không kém những câu thơ bay bổng.

Khả năng chịu đựng áp lực của công việc

Kế toán là một nghề nhiều khó khăn và thử thách đặc biệt là các kiểm toán viên độc lập. Niềm tin của khách hàng đối với mỗi quyết định của bạn sẽ là áp lực lớn nhất. Lúc nào, bạn cũng phải suy nghĩ xem mình đã tìm được cách giải quyết đúng đắn nhất chưa, liệu những chứng cứ mình tìm được có xác đáng không.

5. Thái độ trong công việc

5 "lời nhắn nhủ" dành cho sinh viên kế toán sắp tốt nghiệp 2016

– Thay đổi cách ăn mặc

Thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã đến lúc bạn loại bỏ những chiếc quần jean và những chiếc áo phông khoẻ khoắn trong tủ quần áo của bạn. Thay vào đó là những bộ quần áo công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng động. Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng cao, và sau đó bổ sung dần dần “bộ sưu tập” thời trang công cở của bạn.

– Tạo ấn tượng đầu tiên với mọi người

Khi lần đầu tiên bước vào văn phòng, bạn sẽ bị rất nhiều con mắt hướng tới. Với một vẻ bề ngoài nhếch nhác, ánh mắt lo sợ rụt rè, run rẩy sẽ mang đến cho những đồng nghiệp mới ấn tượng bạn là người thiếu tự tin, hờ hững, thiếu nhiệt huyết. Vì vậy, hãy ăn mặc thật đẹp (không màu mè và quá hở hang), tự tin, thân thiện và lịch sự đối với tất cả mọi người bạn gặp.

– Từ bỏ những thói quen thiếu chuyên nghiệp

Thói quen nhai kẹo cao su được coi là không chuyên nghiệp và hấp dẫn khi bạn tiếp xúc với khách hàng hoặc tham dự một cuộc họp. Nếu bạn có có một vài thói quen thiếu chuyên nghiệp như sờ vào mũi, vuốt tóc hoặc gõ bút chì, thì hãy cố gắng sửa nếu bạn muốn mình chuyên nghiệp hơn.

– Đặt nhiều câu hỏi

Đừng giấu dốt! Các nhà tuyển dụng cho biết không hỏi chính là một trong những sai lầm lớn nhất của những sinh viên mới ra trường trong những ngày đầu làm việc. Bất cứ khi nào bạn không rõ vấn đề gì, dù là mã đồng phục của công ty, bạn cũng nên hỏi để tránh những sai lầm đáng tiếc.

– Sẵn sàng pha cà phê

Mặc dù, việc này không nằm trong danh sách mô tả công việc bạn phải làm, bạn cũng nên học và làm việc này một cách thường xuyên. Đây có thể được coi là phương pháp đầu tiên để nói chuyện và kết thân với những đồng nghiệp mới. Thực tế cho thấy phương pháp này rất hiệu quả.

– Luôn đúng giờ

Hãy luôn đúng giờ trong mọi hoàn cảnh.

Nếu cuộc họp bắt đầu lúc 10g, bạn nên đến sớm hơn. Dù tắc đường hay do thời tiết xấu, bạn cũng không nên đến muộn. Bạn nên đến sớm hơn mọi người và ra về muộn hơn mọi người.

– Đừng lề mề, chậm chạp

Cũng dễ hiểu khi mọi người thường thấy nản chí khi phải đối mặt với những nhiệm vụ phức tạp. Nhưng nếu bạn chần chừ, do dự có nghĩa là bạn đang tốn thời gian để kết thúc dự án. Hay bạn đang làm một việc vô dụng. Khi phải đối mặt vói những khó khăn. Hãy chia nhỏ thời gian để hoàn thành từng phần công việc. Và nếu công việc vượt quá khả năng, hỏi là một chiêu thức bạn nên sử dụng trong trường hợp này.

– Hoàn thành công việc nhanh chóng

Nếu bạn nói với sếp bạn sẽ nộp báo cáo vào thứ sáu. Trong khi thứ năm bạn vẫn chưa làm xong, chắn chắn bản báo cáo sẽ không tốt, tệ hơn bạn có thẻ lỡ hẹn với sếp. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hoàn thành sớm và dành nhiều thời gian để xem xét lại. Đọc và sửa tất cả các tài liệu

Đọc và sửa tất cả các email, tài liệu, bản ghi chú trước khi gửi đi. Kiểm tra lại cho thật chính xác, sửa lỗi chính tả. Sự không cẩn thận sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng. Và có khi là rất buồn cười nữa đấy.

– “Chuyên-nghiệp” khi dự tiệc ở công ty

Đúng vậy, cùng là tiệc nhưng chúng lại rất khác nhau. Trong các bữa tiệc văn phòng, bạn vẫn sẽ bị quan sát rất kỹ. Vì vẫn mang tính chất công việc. Vì vậy, bạn hãy ăn mặc chuyên nghiệp, đến đúng giờ, thân thiện, lịch sự.

– Nhiệt tình với các đồng nghiệp

Luôn có mặt trong mọi sự kiện. Hãy thể hiện sự quan tâm đến các đồng nghiệp bằng cách chúc mừng họ khi họ có chuyện vui. Và chia buồn với họ khi họ gắp những mất mát trong cuộc sống. Hãy cố gắng đến dự các buổi tiệc cưới, lễ đính hôn, sinh nhật hay đầy tháng con của các đồng nghiệp trong công ty.

– Ngày nào cũng như ngày đầu tiên bạn đi làm

Trong những ngày đầu tiên đi làm. Bạn rất nhiệt tình, rất yêu thích công việc, thân thiện và háo hức những thử thách mới. Tuy nhiên, không sớm thì muộn cảm giác này cũng nhạt phai. Điều này rất bình thường, dễ hiểu. Nhưng đừng bao giờ quên bạn đã vất vả và khó khăn như thể nào để nhận được công việc này. Vì vậy, hãy luôn cố gắng thể hiện một thái độ làm việc nghiêm túc và nhiệt tình.

– Biết nói “không” khi cần thiết

Từ chối ai đó có thể là một việc rất khó khăn. Khó khăn hơn khi đó là đồng nghiệp hay sếp của bạn. Tuy nhiên, nói không là cần thiết, một khi đã vượt qua giới hạn. Vì vậy, khi phải đối mặt với những tình huống khó xử. Hãy xem xét các sự lựa chọn, nắm bắt thực tế, suy nghĩ và quyết định.

Cơ hội luôn là chia đều cho mỗi chúng ta. Nhưng nếu biết chuẩn bị tâm thế một cách tốt nhất và nắm bắt thời cơ. Thì việc theo đuổi con đường kế toán – kiểm toán sẽ trở nên dễ dàng và thành công hơn.

Trung tâm đào tạo kế toán Lamketoan.vn là đơn vị Đào tạo kế toán online trên các hóa đơn chứng từ thực tế. Chúng tôi tự hào bởi đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán. Họ chính là những kế toán trưởng. Những “chuyên gia kinh tế – tài chính” hàng đầu trong các lĩnh vực kế toán hiện này.

Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *