Tổng hợp 5 câu hỏi về hóa đơn điện tử từ Cục thuế Hà Nội

Kể từ khi áp dụng, hóa đơn điện tử luôn là đề tài khiến dân nhà kế luôn phải loay hoay tìm nơi giải đáp. Đáp ứng các mong muốn được trả lời các câu hỏi về hóa đơn điện tử, Cục thuế Hà Nội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến, trong đó trả lời các vấn đề liên quan đến hóa đơn điện tử. Kế Toán Việt Hưng xin tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới để kế toán viên cùng tìm hiểu.

5 câu hỏi về hóa đơn điện tử

Câu hỏi 1: Đối với trường hợp hóa đơn của DN đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010, Nghị Định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính Phủ và các văn bản hướng dẫn của BTC, đến Quý 3/2022 kế toán phát hiện có sai sót (sai số lượng hàng hóa) thì có phải lập mẫu 04/SS-HDĐT đến cơ quan Thuế quản lý không? và lập hóa đơn mới như thế nào?

Câu hỏi về hóa đơn điện tử trường hợp sai sót
Câu hỏi về hóa đơn điện tử trường hợp sai sót

Trả lời: Câu hỏi về hóa đơn điện tử này được giải đáp như sau:

Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư 78/2021/TT-BTC, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót

Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

(Căn cứ Khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính)

Câu hỏi 2: Trường hợp hóa đơn theo TT78 đã được cấp mã và gửi cho người mua là doanh nghiệp nhưng hàng bán bị trả lại 1 phần hoặc toàn bộ thì xử lý như thế nào?

Trả lời: Trường hợp Doanh nghiệp hoàn trả một phần hoặc toàn bộ hàng hóa thì phải lập hóa đơn theo quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.  

Câu hỏi 3: DN là tổ chức trong khu phi thuế quan sử dụng hóa đơn theo NĐ 123. Do lỗi kỹ thuật trong quá trình mới áp dụng NĐ 123, có một số hóa đơn đã lập thiếu dòng “Dùng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”. Các hóa đơn này có hợp pháp không, DN có phải điều chỉnh đối với các hóa đơn này không?

Trả lời: Trường hợp Công ty là tổ chức trong khu phi thuế quan sử dụng hóa đơn theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Trường hợp Công ty phát hiện hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót theo hướng dẫn tại điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC và Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

(Câu hỏi về hóa đơn điện từ này được trả lời căn cứ  Điều 3, Điều 5, Điều 8, Điều 19, Điều 20 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2022 của Chính phủ, Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính).

Câu hỏi 4: Do tính đặc thù của ngành điện chốt sản lượng điện vào thời điểm cuối tháng nên thường sang đầu tháng công ty điện lực mới gửi bảng dữ liệu để chúng tôi xuất hóa đơn nên Công ty chúng tôi không thể thực hiện xuất hóa đơn của tháng đó trong tháng mà buộc phải xuất hóa đơn doanh số của tháng trước vào những ngày đầu tháng sau.

Việc xuất hóa đơn với đặc thù ngành điện

Trả lời: Trường hợp Công ty có hoạt động cung cấp điện thì thời điểm lập hóa đơn được quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Đối với hoạt động bán điện của các công ty phát điện trên thị trường điện thì thời điểm lập hóa đơn điện tử theo quy định tại điểm h Khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Câu hỏi 5: DN kinh doanh thương mại và phân phối sản phẩm bán lẻ mô hình siêu thị, phân phối hàng đến các tiểu thương chợ dân sinh, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, cửa hàng tạp hóa phát sinh thường xuyên, số lượng lớn… khó khăn trong việc chốt số liệu hàng thực xuất bán trong ngày để xuất hóa đơn theo quy định NĐ 123. Đơn vị đề xuất được áp dụng xuất hóa đơn và truyền dữ liệu đến cơ quan thuế cấp mã theo quy định tại điểm 4a, Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Trả lời: Trường hợp Công ty áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp kế toán viên giải đáp 1 phần các câu hỏi về hóa đơn điện tử và biết cách xử lý chính xác các vấn đề liên quan đến hóa đơn trong doanh nghiệp. Các câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ kế toán trong Hội nghị trực tuyến sẽ được chúng tôi cập nhật nhanh nhất. Truy cập fanpage để nhận thông tin nhé!

Có 2 bình luận

  1. Avatar of Hương Hoàng
    Hương Hoàng đã viết:

    Bên cty e có nhận được hóa đơn của Nhà Sách Phương Nam. 
    Nhưng em thấy họ xuất chung mặt hàng giảm thuế 8% và ko giảm thuế 10% cùng trên 1 hóa đơn. 
    Cô có thể xem giúp e như vậy hợp lệ không ak?

    • Avatar of Admin Kế Toán Việt Hưng
      Admin Kế Toán Việt Hưng đã viết:

      Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

      Trường hợp này hóa đơn hợp lệ bạn nhé. TH này hóa đơn của nhà cung cấp đáp ứng được việc xuất nhiều thuế suất thì họ được xuất, chỉ có TH nếu mẫu hóa đơn bên họ k ghi được nhiều thuế suất thì tách riêng ra các hóa đơn khác nhau xuất cho khách hàng thôi

      Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *