Học tốt Lý thuyết kế toán hành chính sự nghiệp

Học phải đi đôi với hành, nhưng để thực hành được bạn cần phải nắm vững kiến thức lý thuyết. Bạn muốn làm tốt công việc kế toán trong đơn vị nhà nước. Bước đầu tiên bạn cần có phương pháp học tốt Lý thuyết kế toán hành chính sự nghiệp, hoặc học 1 khóa học kế toán hành chính sự nghiệp đơn thuần. Lamketoan.vn chia sẻ một số phương pháp học tốt kế toán hành chính sự nghiệp như sau.

Học tốt Lý thuyết kế toán hành chính sự nghiệp

1. Học thuộc hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp

Đồng thời phân biệt giữa hệ thống tài khoản hành chính sự nghiệp với hệ thống tài khoản bên doanh nghiệp (với những bạn đã học về kế toán doanh nghiệp rồi) vì giữa 2 hệ thống tài khoản này gần như khác nhau.

Đối với hệ thống tài khoản HCSN chỉ có 6 loại không giống như doanh nghiệp có tới 9 loại

Cụ thể

Loại 1: Phản ánh các loại tiền và vật tư

Loại 2: Phản ánh TSCĐ và các chỉ tiêu liên quan đến tài sản cố định

Loại 3: Phản ánh các khoản phải thu, phải trả

Loại 4: Phản ánh nguồn kinh phí

Loại 5: Phản ánh các khoản doanh thu

Loại 6: Phản ánh các khoản chi sự nghiệp

Loại 0: Các tài khoản ngoại bảng

2. Hiểu được tính chất cân đối của tài sản và nguồn hình thành lên tài sản qua các mã loại tài khoản

–  Tài khoản loại 1, loại 2: là tài khoản về tài sản có tính chất tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có. Cuối kỳ có số dư bên Nợ

–  Tài khoản loại 3: Có tính chất tăng ghi bên có, giảm ghi bên nợ, ngược tính chất tài khoản loại 1, loại 2. Chỉ trừ tài khoản 311- Các khoản phải thu; tài khoản 312-Tạm ứng

–  Tài khoản loại 4: Phản ánh nguồn kinh phí có tính chất tăng ghi bên có, giảm ghi bên nợ. Tài khoản này có số dư bên có, trên thực tế thường không có số dư. Nếu có số dư là nguồn kinh phí chưa được duyệt kết chuyển về nguồn kinh phí năm trước.

– Tài khoản loại 5: Các khoản doanh thu có tính chất tăng ghi bên có, giảm ghi bên nợ, cuối kỳ không có số dư

– Tài khoản loại 6: Các khoản chi có tính chất tăng ghi bên nợ, giảm chi ghi bên có, cuối kỳ thường không có số dư .Nếu có số dư thì trong trường hợp các khoản chi không được duyệt và kết chuyển về năm trước.

3. Ngoài việc hiểu được tính chất của các loại tài khoản cần nắm được 4 nguyên tắc cơ bản sau đây

Nguyên tắc 1:

Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho tài sản này tăng đồng thời làm cho tài sản khác giảm thì tính chất bảng cân đối không thay đổi, nghĩa là tài sản luôn cân bằng nguồn kinh phí

Ví dụ 1: Nộp tiền mặt tại đơn vị vào tài khoản ngân hàng

Giải thích: Tài khoản tiền mặt có ký hiệu: TK 111; Tài khoản tiền gửi có ký hiệu là: TK 112. Khi nộp tiền mặt tại quỹ vào tài khoản ngân hàng thì tài tiền của đơn vị trong tài khoản ngân hàng sẽ tăng lên, đồng thời tiền mặt tại quỹ sẽ giảm đi. nên theo tính chất trên

Nợ TK 112: TGNH

Có TK 111: Tiền mặt

Ví dụ 2: Rút  tiền gửi kho bạc về nhập quỹ tiền mặt.

Giải thích: Tài khoản tiền mặt có ký hiệu: TK 111; Tài khoản tiền gửi có ký hiệu là: TK 112. Khi rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì  tiền của đơn vị trong tài khoản ngân hàng sẽ giảm đi, đồng thời tiền mặt tại quỹ sẽ tăng lên. nên theo tính chất trên.

Nợ TK 111: Tiền mặt

Có TK 112: TGNH

Nguyên tắc 2:

Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nguồn vốn (nguồn kinh phí) này tăng đồng thời làm cho nguồn kinh phí khác giảm thì tính chất bảng cân đối không thay đổi, nghĩa là tài sản luôn cân bằng nguồn kinh phí

Ví dụ:  Xác định tiền thưởng phải chi cho nhân viên cuối năm trích từ quỹ

Nợ TK 4311: Quỹ khen thưởng giảm

Có TK 334:

Nguyên tắc 3:

Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho tài sản này tăng đồng thời làm cho nguồn kinh phí khác tăng theo thì tính chất bảng cân đối không thay đổi, nghĩa là tài sản luôn cân bằng nguồn kinh phí

Ví dụ: Rút dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên về nhập quỹ tiền mặt.

Giải thích: Tiền mặt được ký hiệu bằng TK111 tăng lên, đồng thời làm cho nguồn kinh phí hoạt động 461 cũng tăng lên

Nợ TK 111: Tiền mặt tăng

Có TK 46121: Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên năm nay tăng

Đồng thời ghi Có TK 008

Nguyên tắc 4:

Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho tài sản này giảm đồng thời làm cho nguồn kinh phí  khác giảm theo  thì tính chất bảng cân đối không thay đổi, nghĩa là tài sản luôn cân bằng nguồn kinh phí.

Ví dụ:  Xóa sổ tài sản cố định trong trường hợp thanh lý TSCĐ

Nợ TK 214: Giá trị TSCĐ đã tính hao mòn

Nợ TK 466: Giá trị còn lại TSCĐ – Nguồn giảm

Có TK 211: Nguyên giá  TSCĐ – Tài sản đã giảm

Tham khảo: Phương pháp học tốt nguyên lý kế toán doanh nghiệp

Lamketoan.vn chúc các bạn học tốt môn nguyên lý kế toán hành chính sự nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *