Các trường hợp xuất hóa đơn tăng giảm tiền thuế, doanh thu

Hóa đơn tăng giảm tiền thuế | Việc viết hóa đơn là một phần quan trọng trong việc quản lý tài chính của bất cứ doanh nghiệp nào. Đây là nhiệm vụ bắt buộc liên quan đến kê khai thuế và đóng thuế đầy đủ cho nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình kê khai, xuất hóa đơn, các kế toán viên có thể sẽ mắc phải những sai lầm, nên cần phải tiến hành điều chỉnh tăng giảm tiền thuế,doanh thu. Vậy, khi nào cần xuất hóa đơn tăng giảm tiền thuế, doanh thu? 

Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết các trường hợp cần viết hóa đơn tăng giảm tiền thuế, doanh thu, cùng lợi ích của việc viết hóa đơn chuẩn xác và một vài ví dụ minh họa, các bạn cùng tham khảo nhé!

1. 6 Trường hợp xuất hóa đơn tăng giảm tiền thuế

(1) Trường hợp hóa đơn đã xuất có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế, hoặc không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót, nội dung hóa đơn có sai sót (sai tên đơn hàng,sai đơn vị tính,sai đơn giá, sai số lượng hay khối lượng hàng hóa, sai tiền thuế, sai số tiền bằng chữ hoặc bằng số,….), nếu hóa đơn đã lập có sai sót về thành tiền, thuế suất giá trị gia tăng, tiền thuế, sai tổng tiền… 

(2) Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ, sau đó có phát sinh việc tăng hay giảm số lượng, giá thành, hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ.

hóa đơn tăng giảm tiền thuế 6
Về hóa đơn tăng giảm tiền thuế, doanh thu

(3) Khi thực hiện giảm giá bán hàng hóa: Trường hợp sau khi lập hóa đơn và hạch toán doanh thu, doanh nghiệp phát hiện hàng lỗi, chất lượng thấp và quyết định giảm giá cho khách hàng thì sẽ phát hành một hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị cho hóa đơn ban đầu.

(4) Khi thực hiện chiết khấu thương mại: Nếu số tiền chiết khấu cuối cùng khi kết thúc chương trình bán hàng lớn hơn các khoản đã giảm trước đó cho khách hàng thì kế toán được lập hóa đơn điều chỉnh giảm.

(5) Khi điều chỉnh giảm doanh thu do giá trị quyết toán cuối cùng của công trình xây dựng, lắp đặt, … thấp hơn giá trị tạm tính trước đó.

(6) Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hay đã cung cấp dịch vụ cho bên mua, người bán và người mua đã kê khai thuế. Sau đó phát hiện sai sót nội dung đơn hàng liên qua đến tiền, thì người mua và người bán cần lập biên bản hoặc thoản thuận ghi rõ sai sót. Đồng thời người bán cần lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và nộp cho cơ quan thuế. Trong hóa đơn cần ghi rõ nội dung tăng hay giảm, điều chỉnh số lượng, khối lượng hàng hóa, giá thành, thuế suất,thuế giá trị gia tăng,…

Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua bán, doanh thu bán hàng, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Do đó, trong các trường hợp hóa đơn bị xuất sai như trên, mà người bán hoặc người mua hoặc cả hai bên đã kê khai thì phải tiến hành điều chỉnh hóa đơn (tăng hoặc giảm) và xuất hóa đơn điều chỉnh mới.

Ví dụ: Trường hợp sai số tiền bằng chữ trên hóa đơn đã xuất, cần xuất hóa đơn điều chỉnh .

Ví dụ: Trường hợp cần điều chỉnh giảm đơn giá, số tiền, tiền thuế.

Ví dụ: Trường hợp cần điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT của hóa đơn.

XEM THÊM:

Hóa đơn thông thường có kê khai thuế không?

Xử lý 02 tình huống kê khai hóa đơn bị bỏ sót đầu vào, đầu ra

Như vậy, các trường hợp cần viết hóa đơn tăng giảm tiền thuế, doanh thu là những trường hợp đã lập hóa đơn và kê khai hóa đơn nhưng sau đó phát hiện các sai sót liên quan đến số tiền doanh thu và tiền thuế, nên cần phải viết hóa đơn để điều chỉnh lại các sai sót đó. Hoặc các trường hợp hoàn trả, hủy dịch vụ mua bán hay chấm dứt cung cấp dịch vụ cũng cần viết hóa đơn tăng giảm tiền thuế, doanh thu.

Việc viết hóa đơn đúng và chuẩn xác là vô cùng quan trọng trong việc quản lý tài chính của Doanh nghiệp, trong nghĩa vụ đóng thuế cũng như việc công khai, minh bạch thông tin thuế, doanh thu của các Doanh nghiệp. Chính vì vậy, các kế toán viên đều hết sức nỗ lực, cố gắng để hóa hơn viết ra được cẩn thận, chi tiết và chính xác nhất, nhằm giúp các khâu trong quá trình xuất hóa đơn được đúng trình tự và diễn ra nhanh chóng, thuận lợi nhất.

2. Hóa đơn điện tử có mã CQT bị sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn đã gửi cho người mua

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

  • Điểm a,b, b1, b2 của Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP

hóa đơn tăng giảm tiền thuế 2
Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót
  • Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BCT

hóa đơn tăng giảm tiền thuế 3
Quy định về hóa đơn, chứng từ

CÁCH XỬ LÝ:

Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, nếu chọn phương pháp điều chỉnh thì đề nghị người bán thực hiện theo quy định tại tiết b1 điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.

Trường hợp hóa đơn điện tử điều chỉnh không đáp ứng các nguyên tắc nêu trên, thì liên hệ với nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để được hỗ trợ.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

 

Trên đây là những trường hợp xuất hóa đơn tăng giảm tiền thuế, doanh thu và những hình ảnh ví dụ minh họa đi kèm. Bài viết rất mong đóng góp được những kiến thức hữu ích cho độc giả, đặc biệt là các kế toán viên – những người đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế của doanh nghiệp nói riêng, cũng như nền kinh tế của đất nước và toàn xã hội nói chung.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận