Trong quá trình nhập hàng có nhiều trường hợp hàng về trước hoa đơn về sau khiến cho kế toán của doanh nghiệp không ít đau đầu trong việc xử lý, hạch toán cho khớp, Kế toán Việt Hưng hiểu được khó khăn của bạn, chính vì thế hôm nay chúng tôi xin chia sẽ cách xử lí hàng về trước hóa đơn về sau qua bài viết sau đây.
Thứ nhất : Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau
-
Kế toán sẽ căn cứ vào phiếu nhập kho các bạn hạch toán vào sổ theo giá tạm tính chưa có thuế
– Ghi Nợ 152 (153, 156): Số lượng nhập vào x Giá tính tạm thời
– Ghi Có 111 (112,331…): Số lượng nhập vào x Giá tính tạm thời
-
Khi hóa đơn về, căn cứ vào hóa đơn, tiến hành hạch toán như sau:
a) Nếu giá mua bằng Giá tạm tính:
- Ghi nơ tài khoản 133: Theo số tiền thuế trên hóa đơn.
- Ghi có tài khoản 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất
b) Nếu giá mua lớn hơn Giá tạm tính
Phản ánh thuế:
- Ghi nợ tài khoản 133:
- Ghi có tài khoản 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất
Điều chỉnh tăng:
- Ghi nợ tài khoản 152, 156: Số lượng x (Giá mua – Giá tạm tính)
- Ghi có tài khoản 111,112,331: Số lượng mua x (Giá mua – Giá tạm tính)
c) Nếu giá mua nhỏ hơn Giá tạm tính
Phản ánh thuế:
- Ghi nợ tài khoản 133:
- Ghi có tài khoản 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất
Điều chỉnh giảm:
- Ghi nợ tài khoản 111,112,331: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua)
- Ghi có tài khoản 152, 156: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua)
Lưu ý:
- Để có thể chứng minh được việc là hàng về trước hóa đơn về sau, cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Hợp đồng pháp lý với các bên, các phiếu nhập, phiếu xuất kho, chứng từ chuyển tiền,….
- Trong hợp đồng phải ghi rõ: Thời điểm giao hàng, thời điểm giao nhận hoá đơn, chứng từ cho hàng đi đường (bên bán sử dụng Phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển/điều động, sau khi giao nhận đủ, thanh toán tiền mới xuất Hoá đơn GTGT).
- Cần đối chiếu hàng hóa đó với hợp đồng mua hàng, tiến hành kiểm kê, lập phiếu nhập kho.
VD thực tế:
Công ty tôi mua hàng nhưng người bán không lập hóa đơn giao cho công ty tôi ngay mà đến cuối tháng quyết toán số hàng đã cung cấp trong tháng sau đó qua tháng sau người bán mới xuất 1 hóa đơn giao cho công ty tôi (có khi hai tháng sau mới có hóa đơn nhưng hàng hóa công ty tôi đã bán hết).
Thứ hai: Về chi phí thuế hàng về trước hóa đơn về sau
Theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC về thời điểm lập hóa đơn có nói rõ:
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với bên bán:
- Bán hàng mà không xuất hóa đơn theo đúng thời điểm thì sẽ vi phạm quy định về thời điểm lập hóa đơn.
- Mức vi phạm này sẽ bị phạt từ 4.000.000đ – 8.000.000đ
Đối với bên mua:
- Khi nhận những hàng hóa này về nhập kho và bán cho đơn vị khác khi chưa có hóa đơn đầu vào thì việc khấu trừ thuế GTGT
- Như vậy: Nếu như cơ quan thuế xác định việc mua bán là có thật thì bên mua sẽ được khấu trừ VAT đối với những hàng hóa có hóa đơn đầu ra trước hóa đơn đầu vào.
Với thuế thu nhập doanh nghiệp (hàng về trước hóa đơn về sau)
- Với những hóa đơn đầu vào mà bên mua nhận không đúng thời điểm thì sẽ vẫn được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu việc mua bán là có thật và có đầy đủ các giấy tờ liên quan cũng như đáp ứng được các điều kiện được trừ theo quy định.
Trong trường hợp này bạn cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây (hàng về trước hóa đơn về sau)
- Biên bản báo giá sản phẩm, thiết bị
- Hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng
- Phiếu nhập kho, xuất kho, biên bản bàn giao hàng hóa
- Chứng từ thanh toán
- Hóa đơn xuất sau.
Lưu ý:
- Khi hàng hóa đi đường mà không có hóa đơn, chứng từ để chứng minh thì sẽ bị phạt vi phạm.
- Chỉ những doanh nghiệp vận tải mới có thể được phép xuất hóa đơn gộp vào cuối mỗi tháng.
Trên đây là cách xử lý hàng về trước hóa đơn về sau của Việt Hưng đúc kết sau nhiều năm làm việc, mong rằng sẽ giúp được bạn trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.