Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Thực trạng hàng hoá đưa vào diện thuế TTĐB

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Thực trạng hàng hóa được đưa vào diện thuế TTĐB? Kế toán Việt Hưng sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc trong bài viết dưới đây.

thuế tiêu thụ đặc biệt

1. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu. Đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của luật thuế TTĐB. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

XEM THÊM

Khóa học thực hành kế toán thuế thực tế tại Kế Toán Việt Hưng

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp

Hướng dẫn cách kê khai thuế qua mạng mới nhất 2019

Đặc điểm của thuế TTĐB

  • Có diện đánh thuế hẹp. Chủ yếu các loại hàng hóa, dịch vụ mà nhà nước không khuyến khích sử dụng. Như : rượu, bia, thuốc lá, xe ô tô, xăng…; kinh doanh cá cược, đua ngựa, đua xe, sòng bạc…
  • Thuế suất cố định hoặc thuế suất tỷ lệ và thường cao hơn so với các loại thuế gián thu. Thuế đánh vào một số hàng hóa dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người. Và có ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người trong xã hội.
  • Cách thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở các nước cũng giống nhau. Tức là nhà nước chỉ thu một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Vai trò của thuế tiêu TTĐB

  • Thông qua chế độ thu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhà nước động viên một phần thu nhập đáng kể của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước.
  • Là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng hướng dẫn sản xuất và điều tiết tiêu dùng xã hội.
  • Là công cụ để nhà nước điều tiết thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước một cách công bằng hợp lý
  • Việc ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt để điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh, lưu thông. Và tiêu dùng một số hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ,…..

2. Thực trạng hàng hóa được đưa vào diện thuế TTĐB

10 1

 

2.1. Thành tựu đạt được

Việc thực thi pháp luật thuế TTĐB trên thực tế đã thu được nhiều thành tựu như sau:

  • Nhà nước có những thay đổi phù hợp với các yếu tố khách quan, cân bằng lợi ích giữa lợi ích của Nhà nước và cá nhân.
  • Tạo khung pháp lý cơ bản để việc thi hành thuế TTĐB được diễn ra thuận lợi
  • Không gây bất lợi hoặc gây những cách hiểu khác nhau dẫn tới cách áp dụng khác nhau.
  • Các doanh nghiệp chấp hành khá nghiêm chỉnh việc thực thi pháp luật thuế TTĐB theo các quy định về trình tự kê khai, nộp thuế, tính thuế của pháp luật. Và việc lưu, giữ các hóa đơn, chứng từ cũng được các doanh nghiệp quan tâm một cách thích đáng để làm căn cứ nộp thuế TTĐB, khấu trừ thuế TTĐB…
  • Thuế TTĐB mặc dù có diện đối tượng chịu thuế thu hẹp nhưng lại có thuế xuất cao hơn các loại thuế gián thu khác.
  • Vì vậy Thuế TTĐB đem lại được cho Ngân sách nhà nước nguốn thu không nhỏ.
  • Theo thống kê tỷ trọng số thu từ thuế TTĐB lớn thứ tư trong tỷ trọng các số thu từ sắc thuế hiện hành

2.2. Hạn chế

Trốn thuế của các doanh nghiệp kinh doanh

  • Tồn tại lớn nhất của việc thực thi thuế TTĐB đó là hành vi trốn thuế của các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đối tượng bị áp dụng thuế TTĐB.
  • Các đơn vị tìm cách trốn thuế
  • Điều này dẫn tới hậu quả là nếu tồn tại sự “hợp tác ngầm” giữa cán bộ thu thuế và người nộp thuế sẽ làm thất thoát số thuế TTĐB phải nộp mà không bị xử lý.
  • Việc trốn thuế có thể thực hiện thông qua hành vi chuyển giá. Tức là hành vi do các cơ sở kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá hàng hóa, dịch vụ trong các giao dịch mua, bán giữa các cơ sở kinh doanh có mối quan hệ đặc biệt. Với mục đích giảm thiểu tới mức có thể nghĩa vụ thuế của các bên trong giao dịch đối với nhà nước.

Ý thức, văn hóa tôn trọng pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý thuế.

  • Đây là đội ngũ thay mặt cho Nhà nước thực thi pháp luật thuế TTĐB ở thu, kiểm tra việc thi hành của người nộp thuế TTĐB.
  • Vì vậy, ý thức tôn trọng pháp luật của họ sẽ quyết định phần quan trọng tới việc thực thi pháp luật.
  • Hành vi trốn thuế dù tinh vi đến đâu nếu thực hiện kiểm tra một cách triệt để, công minh thì đều có thể tìm ra.

Chế tài chưa chặt chẽ

  • Các văn bản pháp luật gần như không có chế tài xử lý thích đáng đối với đội ngũ cán bộ thuế khi có vi phạm.
  • Đối với những cán bộ đã vi phạm tùy vào mức độ vi phạm mà có mức xử lý phù hợp.
  • Nếu không có các quy định rõ ràng sẽ dẫn tới việc tiếp tay cho hoạt động trốn thuế. Hoặc chính bản thân cán bộ sẽ gợi ý cho đối tượng nộp thuế có quen biết cách trốn thuế.

VÍ DỤ

Đối với các mặt hàng nằm trong diện chịu thuế TTĐB như thuốc lá, bia, rượu,…

Cụ thể:

  • Quy định phải in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm 50%;
  • Quy định đóng góp vào Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá;
  • Yêu cầu cấp phép toàn diện;
  • Cấm quảng cáo và khuyến mại dưới mọi hình thức.

Năm 2014, các doanh nghiệp trong nước phải thực hiện in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh 50% thì buôn lậu thuốc lá tăng mạnh cả về số lượng, chủng loại và địa bàn. Nên sản lượng và nộp NSNN của Ngành sẽ giảm tới 4.000 tỷ đồng (gần 20%).

Với các thông tin chi tiết mà kế toán Việt Hưng cung cấp cho bạn đọc. Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận