Khi việc mở rộng kinh doanh ra ngoài biên giới ngày càng phát triển, vai trò của kế toán thuế hải quan ngày càng trở nên quan trọng hơn. Những doanh nghiệp mới cần phải hiểu rõ về cách thức kế toán thuế hải quan một cách chính xác. Chính vì vậy, kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp trong kế toán thuế hải quan sau đây.
XEM THÊM
Khóa học thực hành kế toán xuất nhập khẩu
Quy trình hạch toán kế toán xuất nhập khẩu
Thuế hải quan là gì
Thuế hải quan là tên gọi chung cho hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế gồm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Kế toán thuế hải quan hay còn được gọi là kế toán thuế xuất nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu là thuế được áp dụng cho hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam
Thuế xuất khẩu là thuế được áp dụng cho hàng hóa được xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài
Đối với các hàng hóa được đóng thuế đầy đủ được gọi là hàng nhập khẩu – xuất khẩu chính ngạch, đối với các hàng hóa chốn thuế gọi là hàng buôn lậu và sẽ bị cơ quan nhà nước thu giữ, thậm chí tiêu hủy.
Công thức chung cho tính thuế hải quan
+ Thuế quan = Trị giá tính thuế hàng nhập hoặc xuất khẩu * Thuế suất thuế Nhập hoặc khẩu
+ Thuế GTGT= (Trị giá tính thuế hàng NK/NK + thuế NK/XK) * Thuế suất thuế GTGT
Tổng tiền thuế: = Thuế NK/XK + thuế GTGT
Trên đây chỉ là công thức chung, đối với từng hàng hóa, từng loại hình nhập khẩu hay xuất khẩu, còn được áp dụng thêm các thuế đặc biệt, các biểu phí khác nhau, kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ cụ thể trong các bài viết khác.
Bộ hồ sơ kế toán thuế hải quan cho doanh nghiệp
Bộ hồ sơ hải quan đầy đủ cần lưu giữ gồm:
– Hợp đồng kinh tế (Contract – hợp đồng ngoại)
– Tờ khai hải quan và các phụ lục đi kèm
– Hóa đơn của bên bán (Commercial Invoice)
– Bill (Vận đơn)
– Packinglist ( Bảng kê đóng gói bao bì)
– Các giấy tờ khác của lô hàng như: Chứng nhận xuất xứ (C/O), chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của lô hàng (C/A)….
– Các hóa đơn dịch vụ liên quan tới hoạt động nhập khẩu như :
VD: phí bảo hiểm, cước vận tải nội địa, cước vận tải quốc tế, phí THC, phí nâng hạ container, phí vệ sinh container,…v.v
– Hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay
– Lệnh chi tiền (thể hiện rõ số ngoại tệ cần chuyển, tên người thụ hưởng và tên ngân hàng thụ hưởng)
– Thông báo nộp thuế (thuế NK, thuế GTGT hàng NK, thuế TTĐB, thuế bảo vệ MT…)
– Giấy nộp tiền vào NSNN
Các tài khoản kế toán thuế hải quan
Để thực hiện hạch toán kế toán thuế hải quan, kế toán sử dụng các tài khoản sau
3.1. Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán
a) Hàng gửi đi bán phản ánh trên tài khoản 157 được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán Hàng tồn kho.
Chỉ phản ánh vào tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng).
b) Hàng hóa, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng hoá, thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi được xác định là đã bán.
c) Không phản ánh vào tài khoản này chi phí vận chuyển, bốc xếp,… chi hộ khách hàng. Tài khoản 157 có thể mở chi tiết để theo dõi từng loại hàng hoá, thành phẩm gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp cho từng khách hàng, cho từng cơ sở nhận đại lý.
3.2. Tài khoản 156 “Hàng hoá”
a) Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản. Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán (bán buôn và bán lẻ). Trường hợp hàng hóa mua về vừa dùng để bán, vừa dùng để sản xuất, kinh doanh không phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán lại hay để sử dụng thì vẫn phản ánh vào tài khoản 156 “Hàng hóa”.
Trong giao dịch xuất nhập – khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác, không sử dụng tại bên nhận ủy thác (bên nhận giữ hộ). Mua, bán hàng hóa liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
b) Những trường hợp sau đây không phản ánh vào tài khoản 156 “Hàng hóa”:
– Hàng hóa nhận bán hộ, nhận giữ hộ cho các doanh nghiệp khác;
– Hàng hóa mua về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (ghi vào các tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, hoặc tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”,…).
c) Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hóa trên tài khoản 156 được phản ánh theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”.
Giá gốc hàng hóa mua vào, bao gồm: Giá mua, chi phí thu mua (vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng từ nơi mua về kho doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm,…), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ).
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa về để bán lại nhưng vì lý do nào đó cần phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc khả năng bán của hàng hóa thì trị giá hàng mua gồm cả chi phí gia công, sơ chế.
– Giá gốc của hàng hóa mua vào được tính theo từng nguồn nhập và phải theo dõi, phản ánh riêng biệt trị giá mua và chi phí thu mua hàng hóa.
– Để tính giá trị hàng hóa tồn kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp nhập trước – xuất trước;
+ Phương pháp thực tế đích danh;
+ Phương pháp bình quân gia quyền;
d) Trường hợp mua hàng hóa được nhận kèm theo sản phẩm, hàng hóa, phụ tùng thay thế (đề phòng hỏng hóc), kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, hàng hóa, phụ tùng thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị hàng hóa nhập kho là giá đã trừ giá trị sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế.
đ) Kế toán chi tiết hàng hóa phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm hàng hóa
3.3. Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của hàng xuất khẩu đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ.
Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán.
3.4. Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản này dùng để ghi chép, phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu.
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp, như thuế GTGT (kể cả trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường.
Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Trường hợp có nhận tiền ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì doanh thu tương ứng với số tiền ứng trước được quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước.
Tài khoản 632 và 511 không có số dư và có thể mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng thương vụ, tùy theo phương thức xuất khẩu … tuỳ theo yêu cầu cung cấp thông tin và trình độ cán bộ kế toán cũng như phương tiện tính toán của từng doanh nghiệp.
3.5. Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng xuất khẩu của nhà nhập khẩu nước ngoài.
Ngoài ra, kế toán xuất khẩu trực tiếp hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại còn sử dụng một số tài khoản khác như: 111, 112, 333, 635, 515, 007, 413…
Các tài khoản trên dù áp dụng cho kế toán thuế hải quan, nhưng có kết cấu giống như áp dụng cho doanh nghiệp thường trong nước, quy định chi tiết theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.