Sổ chi tiết các tài khoản – Kế toán là một trong những công việc rất quan trọng, không thể thiếu ở bộ máy của các tổ chức doanh nghiệp. Công việc kế toán đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận trong tính toán và ghi chép sổ sách, hóa đơn, bất kể một sai sót nào từ kế toán cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Và để cho công việc kế toán được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, ngoài việc sử dụng những phần mềm kế toán thì vẫn đòi hỏi kế toán viên phải thực hiện theo dõi những thông tin ở nhiều sổ sách, báo cáo khác nhau. Vậy sổ chi tiết các tài khoản kế toán là gì? Sổ chi tiết bao gồm những tài khoản nào? Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này, và bạn cũng hiểu rõ hơn về những loại sổ chi tiết có trong kế toán.
1. Sổ kế toán là gì?
Khái niệm sổ kế toán
Sổ kế toán chính là những tờ sổ xây dựng theo mẫu nhất định và chúng có mối liên quan mật thiết, chặt chẽ cùng nhau, kế toán sẽ dùng những sổ này để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế theo đúng với phương pháp của kế toán, dựa vào cơ sở dữ liệu chứng từ kế toán, nhằm cung cao những thông tin phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động kinh tế – tài chính tại đơn vị.
Ý nghĩa sổ kế toán
– Sổ kế toán được dùng để ghi chép và hệ thống, lưu trữ tất cả những thông tin liên quan đến nghiệp vụ tài chính – kinh tế và trình tự theo thời gian của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp sẽ dựa vào những số liệu đã được ghi chép trong sổ kế toán, để đối chiếu với nhau, nắm bắt tình hình tài chính hiện tại của đơn vị mình, từ đó sẽ có hướng giải quyết, lên kế hoạch, dự định cho doanh nghiệp của mình.
– Sổ kế toán rất quan trọng, đây được xem là phương tiện vật chất phục vụ cho công việc kế toán. Trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh, những thông tin hay chứng từ rời rạc chỉ phần nào phản ánh lại hoạt động kinh tế trong thời điểm đó, chứ không có tác dụng phục vụ quá trình công tác, quản lý tổng hợp của đơn vị. Chính vì vậy kế toán phải hệ thống tất cả những phát sinh đó thể hiện lên sổ kế toán thật chi tiết và rõ ràng lúc này mới có thể nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị.
2. Sổ chi tiết các tài khoản là gì?
Sổ kế toán chi tiết là một trong những loại giấy tờ được kế toán viên sử dụng để ghi chép toàn bộ những nghiệp vụ đã phát sinh trong quá trình thực hiện các công việc. Có thể là nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh về hàng hóa, dịch vụ, lĩnh vực, kinh doanh của tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Và những nghiệp vụ này được kế toán viên theo dõi chi tiết nhất phục vụ cho nhu cầu quản lý.
Sổ kế toán chi tiết sẽ được kế toán tổng hợp số liệu chi tiết cung cấp thông tin: nguồn vốn, doanh thu, tài sản, chi phí doanh nghiệp,…. Qua đó, kế toán sẽ quản lý được dễ dàng hơn những oại chi phí chưa được phản ánh lên sổ Nhật ký, sổ cái.
Và hiện nay, theo quy định của Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có sự ràng buộc hay bắt buộc nào về số lượng, kết cấu của những loại sổ chi tiết tài khoản. Doanh nghiệp muốn lập sổ chỉ cần dựa theo hướng dẫn của Nhà nước cách xây dựng sổ kế toán chi tiết như thế nào sau đó thiết kế phù hợp với mẫu sổ đặc thù cho đơn vị mình.
DÂU HIỆU NHẬN BIẾT SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Các tài khoản cấp 2 thuộc sổ chi tiết các tài khoản được ký hiệu bởi 4 chữ số (gồm 3 chữ số TK cấp 1 và 1 chữ số cuối) với ý nghĩa sau:
Từ trái sang phải, trong đó:
-
Chữ số đầu tiên chỉ loại tài khoản (gồm 5 loại tài khoản chính: tài sản, chi phí, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu & doanh thu)
-
Chữ số thứ hai chỉ nhóm tài khoản trong loại (như TK 41x chỉ tài khoản thuộc nhóm “Vốn chủ sở hữu”)
-
Chữ số thứ ba chỉ thứ tự tài khoản trong nhóm cấp 1 (như TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu là thuộc nhóm cấp 1)
- Chữ số thứ tư chỉ thứ tự tài khoản trong nhóm cấp 2 (TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần là thuộc nhóm cấp 2
XEM THÊM
Các hình thức ghi sổ kế toán theo thông tư 133 và 200 năm 2020
Phân loại hệ thống các mẫu sổ kế toán
Quy định về mở, ghi sổ, khóa sổ kế toán tổng hợp trong đơn vị HCSN
3. Các loại sổ chi tiết tài khoản
Khi đã biết được khái niệm về sổ kế toán, ý nghĩa của sổ kế toán mang lại, kế toán viên sẽ tùy vào từng hoạt động cũng như nhu cầu kế toán có thể sử dụng để mở những loại sổ kế toán khác nhau. Với một năm kế toán, doanh nghiệp chỉ được mở duy nhất đúng một hệ thống sổ kế toán. Hệ thống này chính là sổ kế toán nói chung. Sổ kế toán sẽ bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
(1) Sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Sổ Nhật Ký và Sổ Cái
(2) Sổ kế toán chi tiết bao gồm: Sổ và Thẻ kế toán chi tiết
Ví dụ: Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế là tài khoản cấp 2 của TK 338
Mục đích việc lập sổ chi tiết các tài khoản được lập nên để kế toán có thể theo dõi chi tiết được các tài khoản kế toán trong quy trình thực hiện các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán. Ở một số kế toán chi tiết sẽ có nhiều chi tiết riêng, nghiệp vụ khác nhau. Và hiện nay cũng tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp để có thể mở riêng những loại sổ kế toán chi tiết: sổ quỹ tiền mặt, sổ công nợ phải thu, sổ nguyên vật liệu. sổ tạm ứng,…..
Mỗi doanh nghiệp, tổ chức cũng chỉ có một hệ thống sổ chính thức, duy nhất cho kỳ kế toán đó. Kỳ kế toán sẽ được tính theo năm dương lịch hay năm tài chính. Doanh nhiệp, tổ chức cũng phải căn cứ theo hệ thống các tài khoản và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở sổ phù hợp.
01 số loại sổ kế toán thường gặp
– Sổ kế toán chi tiết về tiền mặt bao gồm:
-
Sổ quỹ tiền mặt: đây là loại sổ dành cho thủ quỹ hay kế toán tiền mặt, nhằm theo dõi về tình hình thu – chi đối với tiền mặt.
- Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng: sổ này được dùng để ghi chết tất cả những nghiệp vụ kinh tế có phát sinh liên quan đến tiền tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, tổ chức, công ty.
– Sổ kế toán liên quan đến công nợ:
-
Sổ chi tiết những công nợ phải thu (TK 131): dùng để theo dõi những đối tượng chi tiết ở tài khoản phải thu của khách hàng.
-
Sổ chi tiết kho: sẽ bao gồm sổ nguyên vật liệu. công cụ dụng cụ.
- Một số loại sổ khác như: sổ tiền tệ (sổ quỹ tiền mặt), công nợ (sổ chi tiết công nợ phải thu và sổ công nợ phải trả), sổ tạm ứng, sổ kho (sổ chi tiết vật tư), sổ chi tiết theo những đối tượng tài khoản.
4. Sổ chi tiết gồm những tài khoản nào?
Sổ kế toán chi tiết của doanh nghiệp được mở trong năm tài chính theo Thông tư 200/2014/TT- BTC áp dụng với tất cả những doanh nghiệp
– Thông tư 200/2014/TT-BTC có 76 tài khoản cấp 1 và 158 tài khoản cấp 2 gồm sổ chi tiết các tài khoản chi tiết như 136, 138, 141, 157, 161, 171, 221, 222, 242, 244, 333, 334, 335, 336, 338, 344, 352, 353, 356, 411, 421, 441, 461,…
TẢI VỀ :Danh mục hệ thống các tài khoản Thông tư 200
– Thông tư 133/2016/TT-BTC có 49 tài khoản cấp 1 và 74 tài khoản cấp 2 gồm sổ chi tiết các tài khoản chi tiết như 136, 138, 141, 157, 242, 333, 334, 335, 336, 338, 352, 353, 356, 411,….
TẢI VỀ :Danh mục hệ thống các tài khoản Thông tư 133
LƯU Ý:
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể được áp dụng theo Thông tư 200 này nhưng bắt buộc phải thông báo lên Cơ quan Thuế và thực hiện đồng bộ, nhất quán.
-
Quy trình ghi sổ kế toán được áp dụng tùy theo đặc điểm, nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp được phép tự xây dựng riêng cho đơn vị sổ kế toán chi tiết, nhưng kế toán phải lưu ý tất cả những sổ chi tiết vẫn phải dựa trên cơ sở đảm bảo những thông tin phản ánh đầy đủ, kịp thời, đối soát chặt chẽ.
> Với trường hợp không tự xây dựng được sổ kế toán cho riêng đơn vị của mình, doanh nghiệp phải áp dụng những hình thức sổ kế toán đúng theo hướng dẫn nhà nước về việc lập BCTC sao cho phù hợp với đơn vị mình.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán tổng hợp cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Bài viết của Trung tâm kế toán Việt Hưng đã giúp các bạn có thể hiểu được sổ kế toán chi tiết là gì? Sổ chi tiết bao gồm những tài khoản nào? Nếu muốn hiểu sâu hơn và có thêm kinh nghiệm trong việc mở sổ, ghi sổ và cách hạch toán các bạn có thể đăng ký khóa học kế toán thực hành, kế toán chuyên sâu tại Trung tâm để có kinh nghiệm nhiều hơn với chuyên ngành này. Đừng quên cập nhật thêm thật nhiều thông tin bổ ích, hỗ trợ quá trình làm việc của mình hiệu quả nhất tại website, Fanpage và kênh Youtube của Kế Toán Việt Hưng nhé.