Quyền lợi mới cho người lao động tham gia bảo hiểm y tế từ 12/2018

Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ có những quyền lợi nhất định. Từ ngày 01/012/2018 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT thêm nhiều quyền lợi mới cho người lao động tham gia BHYT.

Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau nhé:

Xem thêm:

bảo hiểm y tế

1. Thêm nhóm đối tượng tham gia BHYT do người sử dụng lao động đóng

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

Theo đó, Nghị định đã bổ sung thêm nhóm đối tượng tham gia BHYT .Do người sử dụng lao động đóng gồm:

– Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội.

– Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân

– Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

Cụ thể, thân nhân của các nhóm đối tượng trên bao gồm:

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng. Người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân. Của vợ hoặc của chồng

– Vợ hoặc chồng

– Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi. Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.

Nghị định 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.

bảo hiểm y tế

2. Thêm các quyền lợi mới cho người bệnh sẽ bắt đầu được áp dụng

Người đang nằm viện mà BHYT hết hạn. Thì vẫn được thanh toán chi phí theo mức hưởng cho đến khi ra viện. Nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày BHYT hết hạn.

– Đối với BHYT theo Hộ gia đình:

+ Chỉ cần các thành viên trong hộ cùng mua trong năm tài chính (không cần mua cùng một thời điểm) sẽ được giảm trừ mức đóng.

+ Mở rộng đối tượng được tham gia gồm: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành và một số đối tượng là người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.

– Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được hưởng 100% chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi (trước đây chỉ được hưởng 80%).

– Quỹ BHYT sẽ thanh toán trong trường hợp cơ sở KCB gửi mẫu bệnh phẩm, chuyển bệnh nhân đến cơ sở khác (do không thực hiện được) để thực hiện dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.

– Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở KCB khác thì được thanh toán chi phí theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật BHYT.

– Trường hợp người bệnh được cơ sở KCB tuyến trên chẩn đoán. Chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý. Theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở tuyến xã được hưởng quyền lợi theo quy định.

 

Xem thêm: Youtube của Việt Hưng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *