Quy trình hạch toán hàng thuê ngoài gia công chế biến với bên đi thuê

Quy trình hạch toán hàng thuê ngoài gia công chế biến với bên đi thuê ra sao? Ketoanviethung chia sẻ với các bạn về vấn đề này. Do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp muốn tăng chất lượng của hàng hóa mà một số doanh nghiệp đi thuê ngoài gia công, chế biến. Sau đó họ nhận lại hàng hóa và đem ra tiêu thụ trên thị trường. Vậy Quy trình hạch toán luân chuyển chứng từ của bên đi thuê ngoài gia công chế biến như thế nào?

hạch toán hàng thuê ngoài gia công chế biến
Gia công mỹ phẩm

QUY TRÌNH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN ĐỐI VỚI BÊN ĐI THUÊ NGOÀI GIA CÔNG, CHẾ BIẾN

  1. Căn cứ pháp lý

*) Theo Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định:

Như vậy, theo quy định trên thì Khi xuất hàng đi gia công thì không phải xuất hóa đơn GTGT mà chỉ cần Hợp đồng gia công và Phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

*) Theo Điều 7 Thông tư 2019/TT-BTC quy định:

Như vậy, theo quy định trên thì Giá gia công là giá theo Hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT.

  1. Chứng từ hạch toán kế toán đối với bên đi thuê ngoài gia công, chế biến

  • Phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
  • Hóa đơn, chứng từ mua vào (nếu có) – đối với trường hợp phát sinh chi phí

đi thuê gia công

  • Phiếu nhập kho thành phẩm của hàng đi gia công (kèm theo là hóa đơn

GTGT của bên nhận gia công)

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thực tế về từng loại chứng từ này thì có thể đến với KetoanViethung để chúng tôi giúp bạn được tiếp cận chứng từ cụ thể hơn.

  1. Quy trình luân chuyển chứng từ và phương pháp hạch toán kế toán của bên đi thuê ngoài gia công, chế biến

  • Khi bên đi thuê gia công xuất kho sản phẩm cho bên nhận gia công

*) Quy trình luân chuyển chứng từ

  • Phòng nghiệp vụ kinh doanh lập phiếu xuất kho (hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ) để xuất cho bên nhận gia công

+ Có thể xuất theo định mức tiêu hao vật tư

(nếu bên đi thuê đã có sẵn định mức tiêu hao nguyên vật liệu)

+ Có thể xuất theo số lượng vật tư thực có

(nếu bên đi thuê chưa có định mức tiêu hao nguyên vật liệu)

Chú ý:

Nếu bên đi thuê gia công xuất nguyên vật liệu đi gia công theo số lượng thực tế

-> thì khi nhập kho phải tính định mức tiêu hao vật tư để nhập kho đúng theo số lượng sản phẩm hoàn thành

+ Phiếu xuất kho thể hiện:

Số lượng thực tế xuất đi gia công và có đầy đủ chữ ký của thủ kho hai bên, kế toán trưởng và Giám đốc.

Ví dụ về phiếu xuất kho hàng đi gia công

Mẫu Phiếu xuất kho hàng mang đi gia công các bạn có thể tải tại đây

*) Phương pháp hạch toán: khi xuất kho hàng đi gia công

– Bút toán 1: Khi xuất nguyên vật liệu đi gia công

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (tăng lên)

Có TK 152: Nguyên vật liệu (Giảm)

 – Bút toán 2: Khi phát sinh chi phí gia công

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (tăng lên)

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331

  • Khi bên đi thuê gia công nhập kho thành phẩm đã gia công

*) Quy trình luân chuyển chứng từ

Bên nhận gia công lập Phiếu nhập kho sản phẩm gia công cho bên đi thuê gia công

*) Những chú ý khi viết phiếu nhập kho hàng gia công

– Căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu để nhập kho sản phầm gia công đã hoàn thành

– Trên phiếu nhập kho cần ghi rõ: số lượng thành phẩm nhập kho, chất lượng thành phẩm nhập kho (nếu có)

Ví dụ về phiếu nhập kho hàng đi gia công

Mẫu Phiếu nhập kho hàng nhập về gia công các bạn có thể tải tại đây

*) Phương pháp hạch toán: khi nhập kho sản phẩm đã gia công

Căn cứ vào phiếu nhập kho mà bên nhận gia công đã lập, kế toán bên đi thuê gia công, ghi nhận sản phẩm nhập kho tăng lên

Nợ TK 155: Thành phẩm( nhập kho tăng lên)

Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (giảm đi)

  1. Ví dụ thực tế minh họa

Công ty Việt Hưng sản xuất hàng may mặc. Trong tháng 06/2019 phát sinh hàng đi gia công gửi cho Công ty Thuận Cường. Nguyên vật liệu gửi đi gia công gồm có:

Tên nguyên vật liệu
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Vải chính Mét 1.000 35.000 35.000.000
Vải lót m 100 20.000 2.000.000
Chỉ may Cuộn 35 100.000 3.500.000
Chỉ vắt sổ Cuộn 30 50.000 1.500.000
Chỉ thùa Cuộn 10 60.000 600.000
Thùng carton Cái 60 24.500 1.470.000
Túi PE Cái 2.500 2.500 2.275.000
Mếch 40 inch m 200 17.000 3.400.000
Cúc Cái 2.730 300 819.000
Thẻ mác bằng giấy Cái 910 700 637.000
Nhãn dệt Cái 910 1.000 910.000

Biết rằng:

Đơn giá thuê ngoài gia công là 30.000 đồng/cái chưa VAT (bao gồm cắt, may, là, hoàn thiện, đóng gói).

Sản phẩm hoàn thành nhập kho là 900 sản phẩm.

Công ty Việt Hưng trả chi phí thuê xe vận chuyển đến cho công ty Thuận Phát số tiền là: 5.500.000 đồng trả bằng tiền mặt đã có VAT.

Tất cả nguyên vật liệu chuyển sang, Công ty Thuận Phát đã sử dụng hết.

BÀI GIẢI

– Bút toán 1: Khi công ty Việt Hưng xuất kho nguyên vật liệu cho Công ty Thuận Phát, Công ty Việt Hưng hạch toán

Nợ TK 154: 52.111.000

Có TK 251: 52.111.000

– Bút toán 2: Chi phí vận chuyển Công ty Việt Hưng chịu, kế toán hạch toán

Nợ TK 154: 5.000.000

Nợ TK 133: 500.000

Có TK 111: 5.500.000

 – Bút toán 3: Chi phí công ty Việt Hưng trả cho Công ty Thuận Phát để gia công sản phẩm: 30.000 đồng /sản phẩm * 900 sản phẩm = 27.000.000 đồng (chưa VAT)

Nợ TK 154: 27.000.000

Nợ TK 133: 2.700.000

Có TK 331: 29.700.000

– Bút toán 4: Công ty Việt Hưng căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm của Công ty Thuận Phát, kế toán hạch toán

Nợ TK 155: 84.111.000

Có TK 154: 84.111.000

Trên đây Ketoanviethung đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về kế toán trong doanh nghiệp có hình thức gia công. Để hiểu rõ hơn về loại hình đặc thù gia công này các bạn có thể liên hệ 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *