Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là gì? Quy định về doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ: Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hay là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn, doanh thu, lao động. Vậy doanh nghiệp của bạn có nằm trong số những doanh nghiệp này? Tiêu chí nào để xác định các doanh nghiệp đó. Cách kê khai ra sao? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nào!

Quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Điều 6. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Dựa trên 4 tiêu chí cơ bản, chúng ta có thể xác định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ bao gồm:

Tiêu chí Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng Thương mại, dịch vụ Nông, lâm, công nghiệp, thủy sản, xây dựng Thương mại, dịch vụ Nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ
Số lao động tham gia BHXH Bình quân năm không quá 10 người Bình quân năm không quá 10 người Bình quân năm không quá 100 người Bình quân năm không quá 50 người Bình quân năm không quá 200 người Bình quân năm không quá 100 người
Tổng doanh thu năm ≤ 3 tỷ đồng ≤ 10 tỷ đồng ≤ 50 tỷ đồng ≤ 100 tỷ đồng ≤ 200 tỷ đồng ≤ 300 tỷ đồng
Tổng nguồn vốn ≤ 3 tỷ đồng ≤ 3 tỷ đồng ≤ 20 tỷ đồng ≤ 50 tỷ đồng ≤ 100 tỷ đồng ≤ 100 tỷ đồng

5 tiêu chí giúp xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ

1. Việc xác định lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, lĩnh vực hoạt động của DN nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào ngành nghề kinh doanh chính mà DN đã thực hiện đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trước đó

Tuy nhiên, ngành nghề hoạt động này được xác định theo hệ thống ngành kinh tế mới nhất ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

2. Cách xác định số LĐ tham gia BHXH bình quân năm

Số lao động doanh nghiệp sử dụng có tham gia BHXH là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia BHXH theo pháp luật về BHXH. (Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017).

Theo đó, cách tính số lao động của doanh nghiệp tham gia BHXH bình quân năm:
Số LĐ tham gia BHXH bình quân năm = Tổng số LĐ tham gia BHXH của năm : 12

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động sử dụng có tham gia BHXH bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia BHXH của các tháng hoạt động chia cho số tháng doanh nghiệp hoạt động.

3. Cách xác định tổng vốn DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa

Tổng nguồn vốn năm của DN được xác định trong bảng CĐKT thể hiện trên BCTC của năm trước liền kề mà DN nộp cho cơ quan quản lý thuế. Tổng nguồn vốn năm được xác định tại thời điểm cuối năm.

Trường hợp DN nào hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn sẽ được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề với thời điểm DN đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

Có 5 tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa

4. Xác định doanh thu của DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa

Tổng nguồn vốn của DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa được xác định trong bảng CĐKT của BCTC năm trước đó. Khi DN hoạt động dưới 1 năm, tổng nguồn vốn DN xác định dựa vào bảng CĐKT cuối quý liền kề tính tới thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng hỗ trợ.

5. Cách kê khai doanh nghiệp nhỏ và vừa

– Căn cứ theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định (cụ thể mẫu bên dưới), DN nhỏ và vừa có thể tự mình xác định và thực hiện kê khai quy mô là DN siêu nhỏ, nhỏ, vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. DN nhỏ và DN vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với việc kê khai của mình.

– Trường hợp phát hiện kê khai quy mô không chính xác, DN cần chủ động thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. DN cần thực hiện kê khai lại trước thời điểm DN nhỏ và vừa được hưởng nội dung hỗ trợ.

– Trường hợp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì DN đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí đã được cơ quan, tổ chức hỗ trợ.

– Dựa trên thời điểm DN gửi đề xuất hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ DN nhỏ và vừa đối chiếu thông tin về DN trên Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia để xác định thông tin DN kê khai đảm bảo đúng đối tượng hỗ trợ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ – là những vấn đề kế toán viên cần biết để làm việc hiệu quả. Các vấn đề về Thông tư, Nghị định hay các hoạt động kế toán luôn được Kế Toán Việt Hưng cập nhật liên tục trên trang web và fanpage, bạn có thể truy cập ngay để học thêm kiến thức mỗi ngày. Ngoài ra, kế toán viên cũng có thể trau dồi thêm các kinh nghiệm trong quá trình làm việc dựa trên những hướng dẫn chuyên sâu từ giáo viên nhiều kinh nghiệm của chúng tôi trên Youtube

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *