7 Điểm phân biệt giữa thuế môi trường và phí môi trường

Phí môi trường và thuế môi trường có sự khác nhau như thế nào? Thuế & phí môi trường đều là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm nhằm hạn chế phần nào mức độ gây ô nhiễm và khôi phục, gìn giữ môi trường. Dưới đây, Trung tâm Kế Toán Việt Hưng
sẽ giúp các bạn làm rõ các vấn đề này một cách chi tiết.

1. Phân loại thuế môi trường và phí môi trường

Thuế môi trường là một trong các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, với mục đích cải thiện môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Thuế môi trường được xem như loại thuế gián thu, thu vào các sản phẩm và hàng hóa khi sử dụng gây ra các tác động xấu đến môi trường.

2. Phân loại thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường

Thuế môi trường là thuế gián thu, thu vào các sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây ra tác động xấu cho môi trường. Với mục tiêu tạo nguồn thu về cho ngân sách nhà nước từ những đối tượng gây ô nhiễm, thiệt hại cho môi trường để bù đắp các chi phí xã hội. 

Mục đích của loại thuế này nhằm khuyến khích phát triển kinh tế kèm theo giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao ý thức cũng như chất lượng sống của người dân. Tạo ra hành lang pháp lý ổn định, đồng bộ, điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp các chủ thể gây tác động xấu đến môi trường. Đồng thời tạo lập và sử dụng làm nguồn kinh phí để đầu tư chi phí cho các biện pháp tuyên truyền, cải thiện môi trường trong bảo vệ môi trường.

3. Phân biệt giữa thuế môi trường và phí bảo vệ môi trường

TIÊU CHÍ

THUẾ MÔI TRƯỜNG

PHÍ MÔI TRƯỜNG

KHÁI NIỆM

Thuế môi trường là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, với mục đích điều tiết các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường và giúp kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Phí môi trường là một khoản phí mà người tiêu dùng hoặc  các nhà sản xuất phải trả cho các hoạt động hoặc sản phẩm của họ có ảnh hưởng gây bất lợi cho môi trường. Nhà nước sẽ sử dụng khoản phí này cho các hoạt động bảo vệ và cải thiện môi trường.

MỤC TIÊU

Tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ những người gây thiệt hại và ô nhiễm môi trường để bù đắp các chi phí xã hội khác.

  • Tăng nguồn thu để chi cho các hoạt động cải thiện môi trường.

  • Thay đổi hành vi của các chủ thể gây ô nhiễm

CHỦ THỂ BAN HÀNH

Quốc hội, UBTV Quốc hội

Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước theo thẩm quyền

TÍNH LỢI ÍCH

Không trực tiếp liên quan đến lợi ích người nộp

Liên quan trực tiếp tới lợi ích người nộp

TÍNH ỔN ĐỊNH

Ổn định cao, ít có thay đổi

Ổn định thấp, có thể thay đổi

QUY MÔ ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN

Mức độ liên quan tới quy mô đối tượng thấp

Trực tiếp liên quan đến quy mô sử dụng dịch vụ

CHỦ THỂ CÓ QUYỀN THU

Nhà nước

Nhà nước, các cá nhân, tổ chức được ủy  quyền hoặc cung cấp dịch vụ

Mức thu phí môi trường với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng được quy định tại biểu khung mức thu phí được ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Quy định mức phí và cách tính phí

4.1 Phí môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 27/2023/NĐ-CP, có quy định CÔNG THỨC:

F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K

Trong đó:

F: Phí bảo vệ môi trường cần nộp trong kỳ (tháng).

Q1: Khối lượng đất đá thải, đất đá bóc trong kỳ nộp phí (m3) (theo khoản 2 Điều 41 và khoản 4 Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP)

f1: Mức phí đối với khối lượng đất đá bóc, đất đá thải: 200 đồng/m3.

Q2: Tổng khối lượng khoáng sản khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (tấn hoặc m3) (Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP).

f2: Mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3).

K: Hệ số tính phí theo phương pháp khai thác (trong đó: khai thác lộ thiên K=1.1, khai thác hầm lò và các hình thức khác K=1)

Ngoài ra, trường hợp khoáng sản chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích thực hiện theo công thức quy định.

     Trong đó, số phí phải nộp của từng loại khoáng sản trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích = Tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích x Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích khai thác trong kỳ nộp phí (Q2) x Mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (f2). 

phí môi trường
Công thức tính phí môi trường

4.2 Phí môi trường đối với hoạt động nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp

Mức phí bảo vệ môi trường với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp theo Điều 6 Nghị định 53/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Đối với nước thải sinh hoạt

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.

(2) Đối với nước thải công nghiệp

** Cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) như sau:

– Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.

– Kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:

phí môi trường 3
Phí môi trường với nước thải
** Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3 /ngày trở lên: phí tính theo công thức sau:
F = f + C
 
Trong đó:

F là số phí phải nộp.

f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 01/01/2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.

C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

phí môi trường 4
Phí môi trường với nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

Trên đây các nội dung về phân loại thuế môi trường và phí môi trường, quy định mức phí và cách tính phí môi trường chi tiết được chính phủ ban hành và được áp dụng cho năm 2023. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn đọc.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận