Mức phạt không ký hợp đồng lao động

Mức phạt không ký hợp đồng lao động

Việc không ký kết các hợp đồng đảm bảo quyền lợi cho người la động là doanh nghiệp đúng hay sai?. Nếu sai thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Tôi đã làm nhân viên chính thức trong doanh nghiệp hơn 1 năm nay. Nhưng công ty vẫn chưa ký kết HĐLĐ với tôi. Việc công ty chậm ký HĐLĐ như vậy liệu có bị phạt không?

Trên đây chỉ 2 trong số rất nhiều câu hỏi mà mỗi ngày Kế toán Việt Hưng nhận được khi người lao động hỏi về quyền lợi của mình. Cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Mức phạt không ký hợp đồng lao động

Hôm nay Việt Hưng sẽ chia sẻ về: Mức phạt khi người sử dụng lao động không ký kết HĐLĐ với người lao động. Các bạn cùng đọc và tìm hiểu nhé!

1. Văn bản pháp luật của mức phạt không ký hợp đồng lao động

– Nghị định 88/2015/NĐ-CP

– Nghị định 95/2013/NĐ-CP

– Bộ luật lao động 2012

1.1. Theo Điều 16 Bộ luật lao động 2012 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:

“Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản. Người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

Theo quy định trên:

HĐLĐ phải được thực hiện dưới dạng văn bản và làm thành 2 bản. Người sử dụng lao động giữ 1 bản, người lao động giữ 1 bản. Đối với trường hợp người lao động đã là nhân viên chính thức có thời gian làm việc từ 3 tháng trở lên. Còn đối với người làm việc dưới 3 tháng thì HĐLĐ có thể giao kết qua lời nói.

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP

Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng như theo quy định trên. Thì sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi:

Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng. Không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động. Giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động. Giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.”

Xem thêm: Tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội năm 2018 mới nhất

Tham khảo thêm  khoản 7 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ban hành từ ngày 07/10/2015 và có hiệu lực từ 25/10/2015 về việc vi phạm quy định về sửa đổi , bổ sung, chấm dứt HĐLĐ  như sau:

Hành vi vi phạm của DN

Mức phạt

–      Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động. Hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết

–      Không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

–     Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật

–     Không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

–     Không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật

–      Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

–       Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

–      Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

–      Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

–      Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

–     Cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên. Mà không trao đối với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hoặc không thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

–      Không lập phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Trên đây Kế toán Việt Hưng vừa hướng dẫn các bạn các mức phạt doanh nghiệp phải chịu khi không đảm bảo lợi ích cho người lao động về việc ký HĐLĐ. Nếu còn chỗ nào thắc mắc các bạn conmmet dưới bài viết này nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...