Biểu mẫu dự toán công trình xây dựng – Phần 1: Nội dung tính toán

Mẫu dự toán công trình xây dựng – Lập dự toán công trình là sau giai đoạn tính Tổng mức đầu tư, căn cứ vào khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác xây dựng trong đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp của công trình.

dự toán công trình
Biểu mẫu dự toán công trình xây dựng – Phần 1: Nội dung tính toán

Biểu mẫu dự toán công trình xây dựng

1. Căn cứ quy định làm dự toán công trình xây dựng hoàn chỉnh

  • Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2019 về quản chi phí đầu tư xây dựng

Tổng hợp bộ Thông tư về định mức mới Bộ Xây dựng ban hành ngày 26/12/2019 có hiệu lực áp dụng từ ngày 15/02/2020 gồm:

  • Thông tư 02/2020/TT-BXD ngày 20/7/2020 & Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng (Thay thế Thông tư 06/2016/TT-BXD)
  • Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Ban hành bộ Định mức xây dựng công trình (Thay thế Tập định mức cũ 1776, 1777, 1129, 1149,1169)
  • Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn Xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (Thay thế Quyết định 1134/2015/QĐ-BXD)
  • Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn Xác định đơn giá nhân công xây dựng (Thay thế Thông tư 05/2016/TT-BXD)
  • Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn Xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng (Thay thế Quyết định 79/2017/QĐ-BXD)
  • Thông tư số 18/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn Quy đổi vốn đầu tư xây dựng (Hướng dẫn chi tiết Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP)

2. Sơ bộ chung mẫu dự toán công trình xây dựng

– Phần 1: Thuyết minh tính toán

– Phần 2: Tổng hợp tổng mức đầu tư

– Phần 3: Tính khái toán các hạng mục

– Phần 4: Phụ lục tính toán

3. Phần 1: Nội dung tính toán

3.2 Tính dự toán xây dựng công trình chi tiết

Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công thức:

GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP           (2.1)

Trong đó:

GXDCT: chi phí xây dựng công trình;

GXD: chi phí xây dựng;

GTB: chi phí thiết bị;

GQLDA: chi phí quản lý dự án;

GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

GK: chi phí khác;

GDP: chi phí dự phòng.

Dự toán xây dựng công trình được tổng hợp theo Bảng 2.1 của Phụ lục I Thông tư số 09/2019/TT-BXD.

3.2.1 Xác định chi phí xây dựng (GXD)

Các thành phần chi phí được xác định theo từng chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo một trong các phương pháp hướng dẫn tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

3.2.2 Xác định chi phí thiết bị (GTB)

Chi phí thiết bị công trình (GTB) được xác định theo công thức sau:

GTB = GMS + GGC + GQLMSTB + GCN + GĐT + GLĐ + GCT + GK          (2.2)

Trong đó:

GMS: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;

GGC: chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn;

GQLMSTBCT: chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu;

GCN: chi phí mua bản quyền công nghệ;

GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;

G: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị;

GCT: chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật;

G: Chi phí liên quan khác.

a. Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được xác định theo công thức sau:

ktvh

Trong đó:

Qi: khối lượng hoặc số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1¸n) cần mua;

Mi: giá tính cho một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1¸n), được xác định theo công thức:

Mi = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T             (2.4)

Trong đó:

Gg: giá thiết bị ở nơi mua hay giá tính đến cảng Việt Nam và các phí bảo hiểm, thuế nhập khẩu,… theo quy định của pháp luật (đối với thiết bị nhập khẩu) đã bao gồm chi phí thiết kế và giám sát chế tạo thiết bị;

Cvc: chi phí vận chuyển một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam hoặc từ nơi gia công, chế tạo đến hiện trường công trình;

Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu;

Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường;

T: các loại thuế và phí có liên quan.

Đối với những thiết bị chưa đủ điều kiện xác định được giá theo công thức (2.4) thì có thể dự tính trên cơ sở lựa chọn mức giá phù hợp nhất giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng thiết bị (trừ những loại thiết bị lần đầu xuất hiện trên thị trường và chỉ có duy nhất trên thị trường) đảm bảo đáp ứng yêu cầu cung cấp thiết bị cho công trình hoặc giá những thiết bị tương tự công suất, công nghệ và xuất xứ trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện. Trong quá trình xác định chi phí đầu tư xây dựng, nhà thầu tư vấn có trách nhiệm xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của giá thiết bị khi sử dụng các báo giá nêu trên.

b. Chi phí gia công thiết bị phi tiêu chuẩn được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản xuất của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã và đang thực hiện.

c. Chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu được xác định theo công thức sau:

GQLMSTB = GMS x tql                     (2.5)

Trong đó:

– GQLMSTB: chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu;

– GMS: chi phí mua sắm thiết bị;

– tql: định mức tỷ lệ phần trăm (%) được xác định trên chi phí mua sắm thiết bị (chưa có thuế VAT) được quy định tại Bảng 2.2 của Phụ lục này.

d. Chi phí mua bản quyền công nghệ được xác định theo giá cả tùy vào đặc tính cụ thể của từng công nghệ.

e. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định theo giá thị trường hoặc bằng cách lập dự toán, dự tính tùy theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.

f. Chi phí lắp đặt thiết bị và chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị được xác định bằng cách lập dự toán như đối với chi phí xây dựng.

j. Chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật, chi phí khác có liên quan được xác định bằng cách lập dự toán hoặc dự tính tùy theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.

Chi phí thiết bị được tổng hợp theo Bảng 2.3 của Phụ lục I Thông tư số 09/2019/TT-BXD.

3.2.3 Xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA)

a. Chi phí quản lý dự án được xác định theo công thức sau:

GQLDA = N x (GXDtt + GTBtt)                       (2.6)

Trong đó:

N: định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí quản lý dự án tương ứng với quy mô xây lắp và thiết bị đầu tư của dự án theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế giá trị gia tăng;

GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế giá trị gia tăng.

b Trường hợp chi phí quản lý dự án được xác định theo hướng dẫn tại điểm 1.3.1 Phụ lục Thông tư số 09/2019/TT-BXD. không phù hợp thì được xác định bằng cách lập dự toán. Phương pháp lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

3.2.4 Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)

a. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo công thức sau:

dự toán công trình xây dựng

Trong đó:

Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i (i=1¸n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j (j=1¸m) được xác định bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

b. Trường hợp một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng thực hiện trước khi xác định dự toán xây dựng công trình thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng giá trị hợp đồng tư vấn đó ký kết và phù hợp với quy định về quản lý chi phí.

3.2.5 Xác định chi phí khác (GK)

Chi phí khác được xác định theo công thức sau:

dự toán công trình xây dựng

Trong đó:

Ci: chi phí khác thứ i (i=1¸n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;

Dj: chi phí khác thứ j (j = 1 ¸ m) được xác định bằng lập dự toán;

Ek: chi phí khác thứ k (k = 1 ¸ l).

3.2.5 Xác định chi phí dự phòng (GDP)

Chi phí dự phòng cho từng công trình của dự án được xác định theo 2 yếu tố: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá.

Chi phí dự phòng được xác định theo công thức sau:

GDP = GDP1 + GDP2              (2.9)

Trong đó:

GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được xác định theo công thức sau:

GDP1 = GXDCT x kps                         (2.10)

+ GXDCT1: giá trị dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng;

+ kps là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 5%.

– GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:

GDP2 = GtXDCT x [(IXDCTbq )t – 1]               (2.11)

Trong đó:

T: thời gian xây dựng công trình xác định theo (quý, năm);

t: số thứ tự thời gian phân bổ vốn theo kế hoạch xây dựng công trình (t = 1 ¸ T);

GtXDCT: giá trị dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng thực hiện trong khoảng thời gian thứ t;

IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự pḥòng cho yếu tố trượt giá được xác định theo công thức (1.11) tại mục 2.1.5 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này

±DIXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo thời gian xây dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của đơn vị thời gian (quý, năm) đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.

Bảng 3.10. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ MỘT SỐ CÔNG VIỆC KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC KHỐI LƯỢNG TỪ THIẾT KẾ

 (Gồm các khoản mục chi phí tại điểm b khoản 2 Điều 8 của Thông tư này)

Đơn vị tính: %

STT LOẠI CÔNG TRÌNH TỶ LỆ (%)
1 Công trình dân dụng 2,5
2

 

Công trình công nghiệp 2,0
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm thủy điện, hầm lò 6,5
3

 

Công trình giao thông 2,0
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm giao thông 6,5
4 Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn 2,0
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 2,0

– Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng mục công trình thì các hạng mục công trình đều áp dụng định mức tỷ lệ trên theo loại công trình.

–  Đối với công trình có chi phí xây dựng và chi phí lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị trước thuế giá trị dưới 50 (tỷ đồng) thì định mức chi phí một số công việc thuộc chi phí gián tiếp nhưng không xác định được khối lượng từ thiết kế quy định tại bảng 3.10 nêu trên chưa bao gồm chi phí xây dựng phòng thí nghiệm tại hiện trường.

–  Riêng chi phí một số công việc thuộc chi phí gián tiếp của các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thủy điện, hầm lò đã bao gồm chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm và không bao gồm chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống thông gió, chiếu sáng, hệ thống điện, cấp thoát nước, giao thông phục vụ thi công trong hầm.

–  Đối với công trình xây dựng thủy điện, thủy lợi thì định mức tỷ lệ trên không bao gồm các chi phí:

  • Chi phí đầu tư ban đầu hệ thống nước kỹ thuật để thi công công trình
  • Chi phí đầu tư ban đầu cho công tác bơm nước, vét bùn, bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ, hệ thống điện phục vụ thi công
  • Chi phí bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ
  • Chi phí thí nghiệm tăng thêm của thí nghiệm thi công bê tông đầm lăn (RCC)

TẢI VỀ – Các bảng dự toán công trình xây dựng

THAM KHẢO: Khóa học kế toán Xây dựng – Xây lắp Chuyên sâu

Trên đây Kế toán Việt Hưng muốn chia sẻ phần 1 của biểu mẫu dự toán công trình xây dựng về nội dung tính toán cập nhật văn bản mới nhất tránh sai xót khi làm – Tham gia ngay Khoá học kế toán Online mảng xây dựng 1 trong những thế mạnh của Chúng tôi hiếm nơi đâu được! 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *