Khai báo xuất xứ nguyên liệu trong nước | Hiện nay, có nhiều người thắc mắc không biết bảng khai báo xuất xứ nguyên vật liệu trong nước mới nhất năm 2023 là mẫu nào? Muốn trả lời được thắc mắc này, bạn có thể tham khảo qua bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng, chúng tôi sẽ trả lời chi tiết nhất giúp bạn biết được mẫu bảng khai báo mới nhất
1. Khi nào cần phải nộp bảng khai báo xuất xứ nguyên liệu trong nước ?
Căn cứ theo quy định về hồ sơ đề nghị xác định xuất xứ ngay tại Điều 3 Thông tư 33/2023/TT – BTC ban hành như sau:
1.1 Hồ sơ đề nghị xác định xuất xứ
Trước khi tổ chức, đơn vị muốn làm được thủ tục hải quan với ô hàng xuất – nhập khẩu thì tổ chức, đơn vị đó cần phải có giấy đề nghị xác định xuất xứ hàng hóa và nộp hồ sơ đề nghị này lên trước khi xác định xuất xứ, gồm có:
– Đơn đề nghị xác định xuất xứ hàng hóa xuất – nhập khẩu theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT – BTC. Thông tư sẽ có 01 bản chính
– Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu ở Phụ lục II và bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hay nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT – BTC, với trường hợp nguyên liệu, vật tư được sử dụng cho công đoạn tiếp theo để sản xuất ra mặt hàng hóa khác: 01 bản chụp
– Quy trình sản xuất và giấy chứng nhận phân tích thành phần: 01 bản chụp
– Catalogue hay hình ảnh về hàng hóa: 01 bảng chụp
⇒ Như vậy, nếu đúng theo nội dung và quy định khai báo xuất xứ nguyên liệu trong nước thì tổ chức, đơn vị cần có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa về xuất – nhập khẩu thì cần nộp bảng khi báo xuất xứ hàng hóa đi kèm theo hồ sơ đề nghị nguyên liệu, vật tư được sử dụng cho công đoạn tiếp theo để có thể sản xuất ra một mặt hàng khác
1.2 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xác định về xuất xứ hàng hóa
1.3 Những trường hợp cần phải nộp chứng từ chứng nhận về xuất xứ hàng hóa xuất – nhập khẩu
Theo đúng Khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT – BTC ban hàng, người khai hải quan cần phải nộp lên cho Cơ quan hải quan các chứng từ chứng nhận về việc xuất xứ hàng hóa trong trường hợp:
– Người kê khai hải quan muốn được hưởng thuế suất mức ưu đãi đặc biết với các mặt hàng hóa xuất – nhập khẩu trong nước, nhóm nước hay vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận về ưu đãi Thuế trong quan hệ thương mại cùng với Việt Nam, hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đáp ứng được đầy đủ điều kiện về xuất xứ hàng hóa trong nước
– Hàng hóa đúng theo thông báo từ cơ quan thẩm quyền Việt Nam và phải có giấy chứng nhận xuất xứ để có thể chứng minh được lô hàng hóa nhập khẩu từ trong nước, nhóm nước hay vùng lãnh thổ không nằm trong danh sách bị cấm vận chuyển đúng theo Nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc
– Hàng hóa được quy định tại Danh mục Phụ Lục V ban hành kèm với Thông tư 33/2023/TT – BTC hay theo Thông báo từ các bộ, ngành kèm chứng từ nhập xuất xứ hàng hóa để có thể xác định được hàng hóa không có xuất xứ từ nước có ngu cơ gây hại đến an toàn của xã hội, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh môi trường.
– Hàng hóa thuộc vào danh mục theo quyết định từ Bộ trưởng bộ công thương thông báo ngay thời điểm được áp dụng về thuế bán phá giá, thuế chống trợ cấp, biện pháp hạn ngạch thuế quan, các biện pháp tự vệ, biện pháp lẩn tránh, biện pháp phòng vệ thương mại và biện pháp hạn chế số lượng
LƯU Ý:
– Với trường hợp hàng hóa được nằm trong danh sách miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất ứ hàng hóa đúng theo điều ước quốc tế Việt am là thành viên thì Cơ quan hải quan sẽ không cần phải yêu cầu người khai hải quan nộp lại các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
– Đối với các loại hàng hóa không thuộc vào trường hợp cần nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đúng với quy định trên nhưng lại bị cơ quan hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ngay tại thời điểm làm thủ tục thì chỉ cần thực hiện kê khai theo đúng quy định tại Điều 11 Thông tư 33/2023/TT – BTC
2. Nội dung kiểm tra Cơ sở sản xuất hàng hóa của Cơ quan hải quan
Căn cứ đúng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 33/2023/TT – BTC được ban hành như sau:
2.1 Kiểm tra các chứng từ
– Các chứng từ thuộc hồ sơ từ hải quan
– Hợp đồng mua bán hay hợp đồng gia công ( nếu như là gia công cho các thương nhân ở nước ngoài) hay là hóa đơn giá trị gia tăng về việc mua bán nguyên liệu, vật tư ở trong nước ( nếu đơn vị mua nguyên vật liệu trong nước ).
– Bảng kê chi tiết về hàng hóa xuất khẩu đã đạt đúng tiêu chí về xuất xứ ưu đãi hay tiêu chí xuất xứ không ưu đãi đúng theo mẫu của Bộ Công Thương quy định
– Quy trình sản xuất
– bảng kê khai chi phí sản xuất đúng theo mẫu tại Phụ Lục II và bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu ở trong nước đúng theo mẫu Phụ lục III ban hành kèm với Thông tư 33/2023/TT – BTC trong trường hợp nếu như nguyên liệu, vật tư được sử dụng vào công đoạn tiếp theo để có thể sản xuất ra mặt hàng hóa khác
– Những chứng từ về tài liệu, dữ liệu khác có liên quan
Đối với những chứng từ đang thuộc về hồ sơ hải quan, Cơ quan hải quan thì không yêu cầu người sản xuất phải xuất trình bản giấy
2.2 Kiểm tra quy trình sản xuất hàng hóa
– Số lượng máy móc, thiế bị, dây chuyền
– Công suất của các máy móc, thiết bị
– Số lượng nhân lực hiện đang tham gia vào quy trình sản xuất hàng hóa
– Năng lực, gia công, quy mô sản xuất, thực hiện những công đoạn sản xuất và gia công nào
⇒ Như vậy, nội dung kiểm tra Cơ sở sản xuất hàng hóa xuất sẽ bao gồm:
-
Kiểm tra các loại chứng từ
- Kiểm tra về khâu sản xuất hàng hóa
Và toàn bộ quá trình, nội dung cho việc kiểm tra đều được ghi nhận bằng Biên bản kiểm tra theo đúng pháp luật của người sản xuất, đoàn kiểm tra
3. Mẫu bảng khai báo xuất xứ nguyên liệu trong nước theo Thông tư 33/2023/TT – BTC
Phụ lục III (Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2023/TT-BTC ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) BẢNG KHAI BÁO XUẤT XỨ CỦA NHÀ SẢN XUẤT/NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU TRONG NƯỚC [1]
Tên nhà sản xuất: Công ty[2]…………………………………………………………………. Mã số Doanh nghiệp: ………………………………………………………………….. Số lượng: ……………………………………………………………………………….. Trị giá (FOB): ………………………….USD Hóa đơn giá trị gia tăng: ………………………………………………………………. [3]………………….…………………………….xác nhận rằng nguyên liệu/hàng hóa [4]………….………………………….khai tại văn bản này được sản xuất tại nhà máy của Công ty chúng tôi tại[5] ……….. Việt Nam có xuất xứ Việt Nam và đáp ứng tiêu chí xuất xứ[6]…………. theo quy định tại Chương Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ……….. Công ty cam kết thông tin khai báo trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã khai. …, ngày…tháng…năm 2023
|
CÁCH VIẾT:
[1] Mẫu bảng khai báo xuất xứ của nhà cung cấp/ nhà sản xuất nguyên liệu trong nước được sử dụng với trường hợp nguyên liệu, vật tư được sử dụng cho công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một loại hàng hóa khác
[2] Tên, mã số doanh nghiệp thực hiện việc khai báo xuất xứ
[3] Tên nhà cung cấp/ nhà sản xuất nguyên liệu ở trong nước
[4] Mô tả hàng hóa, mã số hàng hóa theo đúng 6 số
[5] Điền địa chỉ nhà máy của công ty
[6] Nêu cụ thể về tiêu chí xuất xứ hàng hóa đáp ứng
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán khai báo xuất xứ nguyên liệu trong nước cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
@ketoanviethung Hoạch toán hóa đơn mua hàng công ty xuất nhập khẩu #ketoan #hoadon #muahang #congty #xuatnhapkhau #kienthucketoan #dayketoanonline #ketoanviethung
Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng đã chia sẻ đến các bạn về mẫu khai báo xuất xứ nguyên liệu trong nước theo đúng Thông tư 33/2023/TT – BTC. Nếu các bạn muốn nâng cao kiến thức về chuyên ngành kế toán và biết được nhiều kinh nghiệm hơn hãy tham gia ngay khóa học đào tạo thực hành kế toán tại Việt Hưng nhé, chúng tôi tin chắc sau khóa học các bạn sẽ củng cố được kiến thức, có thêm nhiều kinh nghiệm, tự tin hơn với chuyên ngành này.