Mẫu bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Mẫu số: 07 – TT (QĐ48 và TT200)

Mẫu bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Mẫu số: 07 – TT

Mẫu bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Mẫu số: 07 – TT (QĐ48 và TT200). Được quy định tại số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 cùng Thông tư 200/2014-BTC ban hàng bởi Bộ tài chính. Đây là mẫu bảng kê mới nhất được cập nhật. Đồng thời cũng là bảng kê được lưu hành rộng khắp trong nhiều phiên giao dịch trên thị trường hiện nay.

Mẫu bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Mẫu số: 07 - TT (QĐ48 và TT200)
Mẫu bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Mẫu số: 07 – TT

1. Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý là những mặt hàng vô cùng giá trị, việc kiểm soát đầu vào và đầu ra cho những sản phẩm này cần sự chú tâm, tỉ mỉ tuyệt đối. Để tránh gây ra những thâm hụt và sai lệch trong khi bán hàng. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Đều phải kê khai theo định kì nhằm mục đích kiểm soát cũng như tìm ra nguyên nhân để kịp thời giải quyết, tránh hậu quả khó lường sau này.

2. Mẫu bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Mẫu số: 07 – TT (QĐ48 và TT200)

Là biểu mẫu chuyên dụng, chính vì vậy, tính chính xác và chân thực của nó được đặt lên hàng đầu. Các mục cần ghi rõ tại bằng kê vàng bạc kim khí quý đá quý bao gồm:

2.1. Mục đơn vị:

Ghi rõ đầy đủ tên công ty, doanh nghiệp, cá nhân là đơn vị kê khai kiểm vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.

2.2. Mục bộ phận:

Là bộ phận kiểm kê, ghi rõ và đầy đủ tên của bộ phận đó.

3. Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Mẫu số: 07 – TT sẽ được đóng thành quyển

Bảng kê khai kiểm định phải đóng thành những quyển riêng. Bên ngoài và bảng kê khai cần ghi rõ tên công ty, đơn vị hay cá nhân có quyền hành lưu trữ bảng kê khai đó. Địa chỉ và dấu đơn vị cũng cần được nêu rõ tại mỗi tờ bảng kê khai.

Trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân đó có nhiều quyển bảng kê khai. Thì cần đánh số từng quyển. Bảng kê khai trong mỗi quyển cũng cần được kí hiệu và đánh số tiêu chuẩn liên tục trong cùng một quyển. Việc đánh dấu như vậy khi sao lưu và kiểm chứng. Sau này sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.

Bên trên cùng của tờ bảng kê khai cần ghi rõ tạo theo mẫu nào. Ở đây là mẫu số 07 – TT (QĐ48 và TT200) hiện hành.

Mẫu bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Mẫu số: 07 - TT (QĐ48 và TT200)
Mẫu bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Mẫu số: 07 – TT

Phần đính kèm phiếu và ngày tháng năm cần được ghi rõ và chính xác tránh nhầm lẫn sau này tìm kiếm đối chiếu lại.

4. Bảng kiểm kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý bao gồm các mục:

– Số thứ tự, được kí hiệu là A

– Tên, loại, quy cách và phẩm chất sản phẩm, được kí hiệu là B, ghi rõ loại vằng, bạc, đá quý, kim khí quý,…

– Đơn vị tính sản phẩm, kí hiệu là C, đơn vị là gram, chỉ, hoặc kilogram tùy từng loại.

– Số lượng, kí hiệu là 1

– Đơn giá mỗi thành phẩm, kí hiệu là 2

– Thành tiền, kí hiệu là 3, được tính bằng (1) x (2)

– Mục ghi chú, kí hiệu là D

Sau khi kê khai lần lượt và đầy đủ những mục như trên. Kế toán trưởng, người nộp, thủ quỹ và người kiểm nghiệm ký và ghi rõ họ tên để lấy cơ sở đối chiếu sau này.

Bảng kê do người đứng ra kiểm nghiệm lập thành 2 liên, 1 liên đính kèm với phiếu thu (chi) chuyển cho thủ quỹ. Để làm thủ tục nhập hoặc xuất quỹ và 1 liên giao cho người nộp (hoặc nhận). Quy trình thực hiện việc kiểm kê này cần tuân thủ những bước cơ bản được đã quy định rõ ràng, rành mạch.

Tham khảo: Các khóa học thực hành kế toán chuyên sâu tại Kế toán Việt Hưng

Trên đây là một số chia sẻ mà Kế toán Việt Hưng muốn các bạn nắm vững. Để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn. Tìm đọc thêm những mẫu quy định tại: http://lamketoan.vn/

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận