Kinh nghiệm làm kế toán thuế trong doanh nghiệp

Mỗi sinh viên khi mới tốt nghiệp luôn mong muốn mình sẽ làm xin được một công việc theo đúng chuyên ngành đã học và làm tốt được nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn  nhưng họ lại chưa biết nên bắt đầu từ đâu, làm gì, làm như thế nào để định hướng đúng nghề nghiệp của mình.

kinh-nghiem-lam-ke-toan-thue

Với thực trạng tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường khá cao. Đặc biệt là sinh viên chuyên ngành kế toán. Khi đăng tin tuyển dụng vị trí kế toán chưa đầy một ngày đã có hàng trăm CV xin việc gửi về. Tuy nhiên để có được một CV ấn tượng, một cuộc phỏng vấn thuyết phục được nhà tuyển dụng, ngoài kỹ năng về giao tiếp, ứng xử thì một điều quan trọng đó là bạn phải:

Lamketoan.vn xin chia sẻ một số kinh nghiệm làm kế toán thuế sau:

1. Nắm chắc về nguyên lý hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Vì nguyên lý kế toán là cơ sở nền tảng bắt đầu cho việc học và làm kế toán. Nắm chắc nguyên lý để phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh đúng tài khoản kế toán. Từ đó đưa ra được số liệu kế toán chính xác.

Để có được kết quả cao nhất bạn tham khảo bài: Phương pháp học tốt nguyên lý kế toán doanh nghiệp

Sau khi được tuyển dụng, để làm tốt công việc của mình bạn cần nắm được những vấn đề sau:

2. Hiểu rõ bản chất công ty bạn đang làm là thuộc về lĩnh vực kinh doanh gì

Là công ty về thương mại, dịch vụ đơn thuần. Hay công ty về sản xuất, xây dựng, xây lắp để từ đó hạch toán đúng với nội dung của hoá đơn mua vào, bán ra. Tránh nhầm lẫn giữa các mô hình công ty này.

–  Với công ty thương mại thì chỉ đơn thuần là mua vào, bán ra. Khi xuất bán tính giá vốn

Giá vốn của hàng hoá = giá mua + Chi phí thu mua

–  Với công ty sản xuất

Nắm rõ quy trình tính giá thành, sau khi tính giá thành thì nhập kho thành phẩm và xuất bán

Giá thành trong sản xuất có thể tính theo phương pháp giản đơn, hoặc phương pháp hệ số.

Cần hiểu rõ được với công ty bạn đang làm thì dùng phương pháp giá thành nào là phù hợp nhất

– Với công ty về xây dựng, xây lắp

Cũng tương tự như sản xuất nhưng sau khi nghiệm thu công trình xuất hoá đơn, bỏ qua bước nhập kho thành phẩm. Mà chúng ta ghi nhận luôn doanh thu và giá vốn.

Xem thêm: Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng

–  Về nhà hàng, khách sạn

Cần phân rõ ra hai vấn đề khác nhau: Với nhà hàng thì bạn nên tính giá thành của các thành phẩm cho từng  món ăn.Với mô hình khách sạn bạn chỉ cần ghi nhận vào doanh thu dịch vụ.

Xem thêm: Kế toán nhà hàng khách sạn cần làm gì

 kinh-nghiem-lam-ke-toan-thue1

Để làm được một kế toán thuế giỏi thì không thể thiếu những yếu tố sau:

3. Hiểu rõ luật thuế:

Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, biết cập nhật liên tục thông tin mới trên các diễn đàn kế toán.

–  Chịu khó đọc và hiểu về các luật thuế mới nhất

–  Cập nhật các Thông tư Nghị định mới nhất để áp dụng một cách chính xác.

4. Quản lý tốt về mặt hoá đơn, chứng từ:

Hạch toán đúng, chính xác, hợp lý hoá đơn mua vào, bán ra, ngân hàng, nguồn vốn và tài sản.

5. Hàng tồn kho

Quản lý tốt về hàng tồn kho, tránh xuất âm hàng tồn kho, có kế hoạch cân đối vấn đề này và thông báo cho ban quản lý khi cần

6. Khấu hao tài sản cố định

Theo dõi hàng tháng chi tiết về khấu hao tài sản cố đinh, công cụ dụng cụ, Với các chi phí này phân bổ vào các sản phẩm cho sản xuất hay cho công trình, hay cho bộ phận văn phòng tuỳ theo tính chất của tài sản.

7. Kiểm tra tính hợp lý của giá thành

Khi làm báo cáo nên tách tài khoản giá vốn của hàng hoá và của thành phẩm ra làm 2 tài khoản chi tiết khác nhau như

–  TK 6321: Giá vốn của hàng hoá

–  TK 6322: Giá vốn của thành phẩm

Tương tự với doanh thu cũng nên tách doanh thu bán hàng hoá và doanh thu bán thành phẩm làm 2 tài khoản chi tiết khác nhau.

–  TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá

–   TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm, công trình xây dựng

Từ đó So sánh doanh thu bán hàng hoá so với giá vốn bán hàng.

Tương tự biết so sánh doanh thu thành phẩm: TK 5112 so với giá vốn: TK 6322 và nếu như giá vốn lớn hơn doanh thu thì bạn nên điều chỉnh giảm giá thành bằng cách giảm bớt vật tư hoặc tiền lương công nhân trực tiếp. Thực hiện lại quy trình tính giá thành.

8. Cân đối dòng tiền

Dòng tiền ở đây gồm: Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

–  Với tiền gửi ngân hàng: Nên đối chiếu lại cuối năm xem đã khớp với số dư trên sổ phụ chưa để còn kịp thời điều chỉnh, các tài khoản tiền USD, đánh giá chênh lệch tỷ giá USD, nên theo dõi riêng các TK ngân hàng chi tiết ngay từ đầu cụ thể:

+ Với TK 1121: tiền gửi ngân hàng A bằng VNĐ

+ Với TK 11221: Tiền USD ngân hàng A

+ TK 11222: Tiền USD ngân hàng B

+ Với TK 1123: Tiền gửi ngân hàng B

–  Với tiền mặt: Với luật thuế càng ngày càng chặt chẽ hơn nên bạn phải thường xuyên cân đối dòng tiền. Bổ sung bằng bút toán đi mượn hoặc đi  vay  tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân hàng nếu thiếu tiền

Nợ TK 112/ Có TK 3338

Sau đó rút tiền mặt về nhập quỹ chi tiêu

Khi có tiền thì đảo bút toán trả tiền

Nợ TK 3338/ Có TK 112, có TK 111

Làm được như vậy thì dòng tiền không bị âm tránh sai sót khi lập các báo cáo liên quan

9. Đọc và so sánh, phân tích các chỉ tiêu trên bảng cân đối tài khoản.

Các chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Chỉ tiêu mà bạn xem đầu tiên đó là chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế chưa phân phối. Bởi nếu lãi nhiều quá bạn phải tìm cách điều chỉnh sao cho phù hợp theo yêu cầu quản lý. Kiểm tra lại phần hạch toánNgoài ra bạn cần biết về tin học

–  Khả năng soạn thảo các hợp đồng liên quan.

–  Khả năng sử dụng excel và các công thức cơ bản liên quan để phục vụ cho việc tính lương nhanh nhất

–  Có khả năng phán đoán con số, chỉ tiêu trên các báo cáo.

Như vậy để làm được một kế toán thuế giỏi ngoài việc nắm bắt được các yếu tố cần thiết trên. Mỗi chúng ta phải luôn tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao kinh nghiệm cho bản thân tạo điều kiện để tìm vị trí kế toán cao hơn nữa.

Xem thêm:

Phương pháp hạch toán thuế gtgt với nhà thầu nước ngoài?

Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán thuế

Các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán độc lập

Trên đây là kinh nghiệm làm kế toán thuế mà Kế toán Việt Hưng đưa ra cho các bạn tham khảo. Lamketoan.vn chúc bạn luôn hoàn thành tốt công việc!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *