Bạn là kế toán thuế thì chắc chắn bạn phải trải qua công việc quyết toán với cơ quan thuế.
Khi quyết toán thuế điều cần thiết nhất đó là kinh nghiệm giải trình. Vậy để giải trình được tốt thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ thật tốt.
Bài viết này kế toán Việt Hưng chia sẻ kinh nghiệm tuyệt vời này đến với các bạn:
Cách chuẩn bị hồ sơ trước khi quyết toán thuế
1 Về báo cáo và tờ khai quyết toán thuế
- Đăng ký kinh doanh và đăng ký mẫu dấu ( Nếu doanh nghiệp có địa điểm sản xuất thì phải có thêm đăng ký của địa điểm sản xuất đó)
- Hồ sơ đặt in hóa đơn ( Cần chuẩn bị hết từ hợp đồng , bản kẽm, biên bản thanh lý, …)
- Tờ khai thuế GTGT hàng quý: In hết từ tờ khai lần đầu và tờ khai bổ sung lần cuối.
(Lưu ý thuế sẽ kiểm tra kỹ tờ khai bổ sung lần cuối cùng.)
- In bảng kê mua vào, bán ra của hàng quý ( Lưu ý là căn cứ trên số liệu bổ sung lần cuối cùng bạn nộp phải khớp với bảng kê mua vào và bán ra này) Tránh số liệu bị lệch lại bị giải trình
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo quyết toán thuế TNDN và thuế TNCN
( Lưu ý bạn: Trên tờ khai QT thuế TNDN cuối cùng điều chỉnh thể hiện đúng số liệu lần cuối cùng bạn nộp lại báo cáo tài chính nếu có sự nộp lại báo cáo. Tránh phải giải trình số liệu chênh lệch )
2 Về sổ sách và hợp đồng quyết toán thuế
* Yêu cầu của cơ quan thuế :
-
Cung cấp báo cáo công nợ phải thu của khách hàng
+ Cung cấp hợp đồng của khách hàng hàng: Lưu ý đối với những đối tượng có số dư bên nợ thì bạn cần cung cấp
(Biên bản đối chiếu công nợ, bảng kê chi tiết kèm theo hợp đồng.)
– Lưu ý điều khoản thanh toán trong hợp đồng phải khớp với công nợ
+ Cung cấp hợp đồng của khách hàng hàng: Lưu ý đối với những đối tượng có số dư bên có thì bạn cần cung cấp: Biên bản đối chiếu công nợ.
Nếu không thể hiện được điều này trong hợp đồng thì bạn bị truy thu doanh thu và thuế GTGT của bên có tk 131.
-
Cung cấp báo cáo công nợ phải trả nhà cung cấp:
+ Đối với bên có tk 331 : cung cấp đối chiếu công nợ phải trả nhà cung cấp.
Và lưu ý điều khoản trong hợp đồng phải khớp với số dư tương ứng công nợ bên có 331 này. Nếu không bạn lại bị giải trình đấy.
+ Đối với công nợ bên nợ 331: Riêng bên nợ 331 thì cũng cần có biên bản xác nhận là bên bạn ứng trước cho nhà cung cấp và có biên bản đối chiếu công nợ nhà cung cấp bên nợ này,
-
Về giá thành:
Lập bảng giá thành chi tiết theo đối tượng khách hàng, từng khách hàng có bao nhiêu hợp đồng.
Mỗi hợp đồng xuất bao nhiêu hóa đơn, có doanh thu và giá vốn bao nhiêu, lãi lỗ là bao nhiêu.
Và bên thuế sẽ yêu cầu bạn giải trình 154 cho một số hợp đồng điển hình có doanh thu lớn.
-
Về tiền mặt:
Thuế sẽ kiểm tra phần đối ứng bên chi tiền có khoản chi nào lớn hơn 20tr không để yêu cầu giải trình.
Nên khi làm xong báo cáo bạn nên kiểm tra lại vấn đề này:
- Về tài sản cố định: Yêu cầu cung cấp bảng trích khấu hao các TSCĐ, và đồng thời
- Về doanh thu : Kiểm tra lại doanh thu 511+711 trên BCTC so sánh với tờ khai xem khớp không.
- Về quyết toán thuế TNDN: Chỉ tiêu B4 trên BCTC thể hiện nội dung chi phí không hợp lý chủ động loại trừ.
(Có bảng kê chi tiết gửi đi kèm cho cán bộ thuế – giải trình là nội dung gì.)
- Và rất nhiều kinh nghiệm khác mà trong khóa học kế toán sản xuất của việt hưng sẽ có .