Kế toán cần chuẩn bị gì khi thanh tra thuế năm 2022

Mỗi cuộc thanh tra thuế sẽ khiến rất nhiều doanh nghiệp thường rơi vào sự lo lắng và bị động bởi vì không biết nên chuẩn bị những gì? Cơ quan Thuế sẽ kiểm tra những gì? Cần chuẩn bị gì khi thanh tra thuế? Bài viết dưới đây Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn, giúp các bạn chuẩn bị kỹ càng, vượt qua được những kỳ thanh tra thuế tốt nhất.

I. Những trường hợp sẽ được tập trung thanh tra Thuế?

Trong năm 2022, sẽ có công tác thanh, kiểm tra Thuế với các trường hợp được chúng tôi nêu dưới đây, tìm hiểu ngay để biết cần chuẩn bị gì khi thanh tra thuế:

– Những doanh nghiệp chuyển giá

– Những doanh nghiệp có phát sinh lỗ trong năm kinh doanh

Ví dụ: Doanh nghiệp A năm 2021 có mức lợi nhuận trong kỳ kinh doanh là 2 tỷ đồng. Nhưng trong kỳ kinh doanh năm 2022 lại phát sinh khoản lỗ trong kỳ kinh doanh 700 triệu đồng. Đối với trường hợp này sẽ có cuộc thanh tra thuế về doanh nghiệp để kiểm tra lại toàn bộ chứng từ, cũng như sổ sách kế toán.

– Những doanh nghiệp hiện đang được hưởng mức thuế ưu đãi

– Những doanh nghiệp có các khoản hiện đang chi trả cho tập đoàn.

– Những doanh nghiệp kinh doanh với lĩnh vực thương mại điện tử

– Những doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng

II. Cần chuẩn bị gì khi thanh tra thuế?

Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn kế toán viên thắc mắc, không biết nên chuẩn bị những gì để cuộc thanh tra thuế diễn ra thật tốt, không bị vướng phải những sai sót về mặt kỹ thuật cũng như phi kỹ thuật. Để trả lời cho câu hỏi này, các bạn cần phải:

1. Trước mỗi cuộc thanh tra thuế được diễn ra:

– Các bạn kế toán viên cần phải tập trung rà soát lại toàn bộ hồ sơ về thuế, kiểm tra lại thật kỹ tránh xảy ra những sai sót không đáng có khi cuộc thanh tra thuế diễn ra.

– Các bạn cũng cần phải lưu ý những khía cạnh về mặt pháp lý, các hồ sơ, giấy phép có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp mình.

– Cần kê khai cần điều chỉnh (nếu có sự sai sót nào xảy ra) trước khi diễn ra thanh tra thuế.

Lưu ý để không thắc mắc cần chuẩn bị gì khi thanh tra thuế
Lưu ý để không thắc mắc cần chuẩn bị gì khi thanh tra thuế

– Luôn chủ động cập nhật những thông tin về lý do, chủ đề Cơ quan Thuế sẽ kiểm tra, việc chủ động này cũng góp phần giúp các bạn tránh được sự lúng túng trước những câu hỏi Thanh tra Thuế đặt ra và cũng không bị lúng túng không biết cần chuẩn bị gì khi thanh tra thuế.

– Luôn dành thời gian cho việc chuẩn bị những hồ sơ thật đầy đủ trước khi diễn ra kỳ thanh tra thuế, bởi thanh tra thuế rất quan trọng, nếu các bạn kế toán viên không dành thời gian sắp xếp, chuẩn bị những hồ sơ thật kỹ thì không thể nào hoàn thành được chỉ tiêu đưa ra trong cuộc kiểm tra, và một phần nào làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp, tổ chức của các bạn.

– Trước kỳ thanh tra thuế, các bạn trong bộ phận kế toán cùng những ban ngành khác phải thông báo với nhau để có sự sắp xếp hồ sơ hay những chứng từ liên quan một cách tốt nhất.

– Luôn phải cân nhắc về việc mời những chuyên gia tư vấn Thuế tham gia.

* Một số hồ sơ các bạn kế toán viên cần phải chuẩn bị trước kỳ thanh tra thuế:

– Cần chuẩn bị gì khi thanh tra thuế hồ sơ chung của doanh nghiệp bao gồm: 

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư.

+ Các văn bản miễn giảm Thuế nếu doanh nghiệp các bạn có.

+ Quy chế về tài chính, quy chế lao động.

– Cần chuẩn bị gì khi thanh tra thuế giấy tờ và tài liệu về dữ liệu kế toán:

+ Các chứng từ ngân hàng: Hóa đơn mua bán, hợp đồng mua bán, các chứng từ về đề nghị thanh toán…

+ Chứng từ về tiền mặt: Bảng lương, giấy đề nghị tạm ứng, các hợp đồng dịch vụ…

+ Các giấy tờ liên quan đến bảng lương.

+ Chứng từ, giấy tờ liên quan đến bảng khấu hao tài cố định, bảng phân bổ công cụ dụng cụ.

+ Chứng từ về công nợ đối với các bên hàng năm.

+ Chứng từ về việc hàng tồn kho: Phiếu xuất – nhập kho, các báo cáo về bán hàng, bảng tính giá thành sản phẩm, biên bản cho việc kiểm kê kho…

+ Sổ chi tiết tạm ứng, giấy đề nghị tạm ứng…

– Các bạn cũng cần phải chuẩn bị thêm các loại sổ kế toán: Sổ nhật ký chung, sổ chi tiết mua bán hàng, sổ chi tiết cho các tài khoản, sổ quỹ tiền mặt.

– Ngoài ra, các kế toán viên tại doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị một số báo cáo đã nộp cho cơ quan Thuế:

+ Các tờ khai về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, các báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, quý.

+ Các tờ khai quyết toán Thuế.

+ Các báo cáo tài chính 

+ Các báo cáo phát hành về hóa đơn.

– Và một số loại hồ sơ khác: Hợp đồng lao động, phụ lục lao động; quyết định khen thương; hồ sơ đăng ký mã số thuế.

2. Đối với thời gian đang diễn ra thanh tra các bạn cần phải chuẩn bị gì khi thanh tra thuế

– Phải biết chỉ định một nhân viên nào có đủ kinh nghiệm để làm việc cùng với đoàn thanh tra thuế, nếu một nhân viên không có đủ kinh nghiệm được đưa vào vị trí này sẽ khiến cuộc thanh tra diễn ra lâu hơn dự định, gây nên những trường hợp sai sót đáng tiếc, không thể trả lời được các câu hỏi của đoàn thanh tra thuế.

– Luôn phải biết giữ vững tâm lý, bình tĩnh, tự tin trả lời thật rõ ràng, ngắn gọn nhưng vẫn đúng với hướng câu hỏi.

– Không nên đối đầu hay cố gắng giải quyết tất cả những vấn đề phát sinh trong việc thanh tra thuế qua đối thoại, điều này không giúp các bạn giải quyết được vấn đề gì mà còn làm cho vấn đề của doanh nghiệp lún vào hố sâu hơn.

– Luôn biết cân nhắc cũng như thương lượng trong việc giải quyết các vấn đề, luôn biết chấp nhận những giải pháp có lợi cho cả hai bên.

– Luôn phải tham vấn các ý kiến của ban lãnh đạo công ty hay các đơn vị tư vấn Thuế cho doanh nghiệp mình. Không nên tự mình giải quyết các vấn đề điều này đôi lúc sẽ khiến vấn đề nghiêm trọng hơn.

– Hãy thảo luận trước với các cán bộ thuế trong những khiếu nại về kết quả thanh kiểm tra thuế.

3. Sau khi hoàn thành, kết thúc thanh tra thuế, các bạn cần phải

Tưởng chừng kế toán chỉ quan tâm cần chuẩn bị gì khi thanh tra thuế, nhưng sau khi diễn ra cuộc thanh tra, kế toán viên cũng cần chú ý những điều sau.

Các biên bản của thanh tra thuế cần được xem xét kĩ lưỡng
Các biên bản của thanh tra thuế cần được xem xét kĩ lưỡng

– Bỏ ra một khoảng thời gian rà soát thật kỹ những biên bản được lập bởi đoàn thanh tra thuế, cân nhắc kỹ lưỡng, tham vấn tất cả những ý kiến của chuyên gia Tư vấn về Thuế cho doanh nghiệp bạn.

– Đưa ra quyết định cho việc có nên điều chỉnh những biên bản đó hay không, chấp nhận hay là không chấp nhận những quyết định trong biên bản.

– Luôn suy nghĩ, chuẩn bị trước những ý kiến của mình để đưa vào biên bản, ký biên bản nôp đúng thời hạn hay là nộp xin gia hạn thêm thời gian. Các bạn phải suy nghĩ thật kỹ vấn đề này, vì khi ký vào biên bản rồi thì không thể nào tẩy xóa được nữa.

– Nếu như trong quá trình thanh tra thuế vẫn còn các vấn đề tranh chấp, các bạn cần phải cân nhắc thật kỹ, tham vấn ý kiến từ cả hai phía (lãnh đạo công ty và chuyên gia Tư vấn Thuế) đưa ra ý kiến bảo lưu ngay trong biên bản.

– Cũng cần phải cân nhắc thật kỹ xin hướng dẫn từ Tổng cục Thuế và Bộ tài chính.

– Khi doanh nghiệp và bộ phận quản lý đã có quyết định của Cơ quan Thuế nên nộp tiền Thuế truy thu, những khoản phạt trong khi tiến hành các thủ tục khiếu nại, tránh nộp chậm bị phạt lãi.

– Cần phải nộp đơn khiếu nại đúng với quy định của Cơ quan Thuế ban hành (trong vòng 90 ngày đối với lần khiếu nại đầu tiên và 30 ngày đối với lần khiếu nại thứ 2), các bạn cần phải ghi nhớ thời gian này, nếu quá thời hạn sẽ không được khiếu nại nữa.

III. Một số rủi ro các bạn có thể gặp phải ngay trong kỳ Thanh tra Thuế:

Các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị cá nhân cần phải biết trước những rủi ro dễ gặp phải nhất buộc kế toán phải nắm chắc để có biết cần chuẩn bị gì khi thanh tra thuế.

1. Rủi ro về Kỹ thuật:

– Sự cố rủi ro này có liên quan đến những quy định về Thuế – kế toán doanh nghiệp mà các bạn kế toán viên chưa kịp thời cập nhật, hoặc là chưa hiểu những vấn đề, hiểu nhầm và hiểu sai các quy định đó.

– Các bạn cũng có thể gặp rủi ro bởi sự xuất phát ngay chính trong đặc thù hoạt động của doanh nghiệp bạn.

– Rủi ro về các thủ tục, quy trình thanh tra, thủ tục trong việc khiến kiện và khiếu nại.

2. Rủi ro về Phi kỹ thuật:

– Rủi ro ày được xuất phát từ ngay chính nhân sự phụ trách.

– Phương pháp làm việc của các bên có liên quan

– Cách tiếp cận vấn đề không đúng.

IV. Thời gian xử lý những vi phạm về việc thuế và nộp thuế chậm:

– Đối với danh mục hóa đơn, sẽ có thời gian xử phạt 2 năm; trường hợp 5 năm nếu doanh nghiệp đó trốn, gian lận hay nộp chậm, nộp thiếu.

– Những thủ tục về thuế sẽ có thời hạn là 2 năm (kể từ ngày kế tiếp của ngày kết thúc thời hạn, phải thực hiện các thủ tục theo quy định đến hết ngày ra quyết định xử phạt).

– Trường hợp khai sai và trốn thuế, sẽ có tổng thời gian xử phạt là 5 năm kể từ ngày cuối trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cho đến ngày quyết định ra xử phạt.

– Nộp chậm sẽ có thời hạn 10 năm trở về trước

– Trường hợp cơ quan tiến hành việc tố tụng hình sự và chuyển hồ sơ cho cơ quan thuế, thời gian xử phạt được tính từ lúc cơ quan tố tụng thụ lý hồ sơ xử phạt hành chính.

Mỗi một đợt thanh kiểm tra thuế sẽ có rất nhiều ảnh hưởng đến doanh nghiệp, tổ chức của các bạn. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, không nắm chắc cần chuẩn bị gì khi thanh tra thuế chắc chắn kỳ kiểm tra sẽ không được diễn ra tốt đẹp. Trung tâm kế toán Việt Hưng hy vọng bài viết này cũng giúp các bạn hiểu được một phần nào về việc chuẩn bị hồ sơ, chứng từ, sổ sách… cho cuộc thanh kiếm tra Thuế.

Muốn trở thành kế toán thuế chuyên nghiệp, truy cập fanpage hoặc liên hệ Hotline 0988680223 nhận tư vấn lộ trình ngay hôm nay!

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Chú Tre
Chú Tre
Bình chọn :
     

Mua hàng nhận hóa đơn qua email mà không có phiếu thu, phiếu xuất kho có được không ạ?

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Chú Tre

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

Nếu giá trị hàng hóa lớn thì phải có hợp đồng và thanh toán qua chuyển khoản, còn nhỏ thì không cần cũng được ạ!

Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...