Hướng dẫn hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh bao gồm những giấy tờ gì? Điều kiện để thành lập công ty hợp danh ra sao? Trong bài viết hôm nay, Kế Toán Việt Hưng sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan đến việc thành lập công ty hợp danh. Tìm hiểu nào!

Trước khi tìm hiểu về hồ sơ thành lập công ty hợp danh, cùng tìm hiểu định nghĩa nhé! Công ty hợp danh là mô hình công ty đặc biệt, trong đó có ít nhất hai người cùng góp vốn và danh nghĩa để hoạt động kinh doanh dưới một tên chung và cùng liên đới chịu trách vô hạn trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ các hoạt động kinh doanh đó.

Nhưng với những ưu thế của loại hình này đối với một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Vì thế đối với một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khó có thể bỏ qua được loại hình công ty hợp danh này khi các nhà đầu tư xem xét lựa chọn loại hình khi mở công ty.

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

1, Điều kiện để thành lập công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có sự kết hợp giữa uy tín của cá nhân và hoạt động kinh doanh của công ty. Chính vì vậy mà loại hình doanh nghiệp này thường được yêu cầu đối với một số ngành nghề nhất định.

Điều kiện để thành lập công ty hợp danh
Điều kiện để thành lập công ty hợp danh

Theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành, để thành lập công ty hợp danh cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải không thuộc trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014;

– Về vốn điều lệ, tùy vào ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh mà pháp luật quy định hoặc không quy định vốn điều lệ tối thiểu;

– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Những điểm khác biệt của công ty hợp danh so với các loại hình công ty khác:

– Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người với yếu tố nhân thân luôn được xem xét kỹ lưỡng.

– Các thành viên hợp danh trong công ty chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ dựa trên tài sản của mình. Do vậy, Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.

– Các thành viên góp vốn trong công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ dựa trên tài sản góp của mình;

– Việc điều hành công ty không quá phức tạp, do ít số lượng thành viên và hầu hết các thành viên đều có uy tín với nhau.

– Độ tin cậy về nhân thân của các thành viên đã tạo nên sự khác biệt cho công ty hợp danh

2, Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

– Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

– Danh sách thành viên công ty hợp danh;

– Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;

– Giấy ủy quyền cho nếu thuế công ty dịch vụ thành lập doanh nghiệp làm hồ sơ

Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong vòng 03 ngày (làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3, Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Thành lập công ty hợp danh được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ như ở dưới:

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh
Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Bước 2: Nộp, theo dõi hồ sơ thành lập công ty hợp danh nhận kết quả

Hồ sơ thành lập công ty có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp qua mạng trên trang “Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp”.

Sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận ghi lịch hẹn trả kết quả. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Bước 3: Chuẩn bị công bố thông tin công ty hợp danh và khắc con dấu

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty.

Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

+ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

+ Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ khắc dấu pháp nhân và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh cho Quý công ty.

4, Một số công việc cần lưu ý thêm khi thành lập công ty hợp danh

– Thực hiện việc nghĩa vụ thuế

– Thực hiện góp vốn theo cam kết (nếu có) trong thời hạn theo quy định,

– Đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số,

– Treo biển hiệu công ty, chức danh và phát hành hóa đơn,

– Thuê kế toán, dịch vụ kế toán (nếu có).

Trên đây Kế Toán Việt Hưng đã chia sẻ đến các bạn hồ sơ thành lập công ty hợp danh, những thủ tục đi kèm. Hy vọng rằng mỗi kiến thức mà chúng tôi đăng tải mỗi ngày trên website và fanpage luôn là những thông tin bổ ích cho dân nhà kế và các nhà quản lý. Chúc bạn luôn hoàn thành tốt công việc, chúc cho công ty của bạn ngày càng vững mạnh.

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Hà
Nguyễn Hà
Bình chọn :
     

Em đang làm việc cho 1 công ty và em muốn mở thêm 1 công ty đứng tên em nữa tjif có được không và quy định pháp lý nào cần lưu ý. Và cách tính thu nhập cá nhân thế nào anh chị tư vấn em với ạ

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Nguyễn Hà

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

Trường hợp này được bạn ạ! Bạn lên thành lập doanh nghiệp người ta hướng dẫn chi tiết quy định pháp lý cho bạn luôn. Về thuế TNCN nếu công ty bạn đứng tên có trả lương cho bạn thì mới khấu trừ 10% còn k doanh nghiệp của bạn có lãi là phải đóng thuế TNDN rồi

Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!