Vấn đề đóng dấu văn bản, chính sách… được rất nhiều bạn kế toán quan tâm, trung tâm đào tạo kế toán – Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào để đóng dấu giáp lai, đóng dấu treo theo đúng quy định.
Để đóng dấu giáp lai, đóng dấu treo đúng quy định chúng ta phải đọc qua NĐ 110/2004/SĐ-CT ngày 08/04/2004; TT 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011
1. Quy định về đóng dấu
Điều 26 NĐ 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004:
1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và đúng mực dấu quy định.
2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải chùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi lên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ tướng, cơ quan quản lý ngành.
Xem thêm: Các công văn mới nhất về kế toán năm nay
2. Quy định về đóng dấu giáp lai
Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu cơ quan, tổ chức đóng lên văn bản gồm nhiều tờ liên quan đến một vấn đề vào lề bên trái hoặc lề bên phải để trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản.
Điều 13 TT 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 quy định dấu giáp lai đóng tối đa 5 trang văn bản.
3. Quy định về đóng dấu treo
Đóng dấu treo là dùng con dấu cơ quan, tổ chức đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Đóng dấu treo trên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là 1 bộ phận của văn bản chính.
Cho mình hỏi nếu từ 10 tờ trở lên thì đóng dấu giáp lai thế nào