Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch. Và số tiền phải thu theo doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định của hợp đồng xây dựng dở dang.
1. Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng
1.1 Doanh thu hợp đồng xây dựng là gì?
Doanh thu của hợp đồng xây dựng là toàn bộ số tiền mà nhà thầu nhận được hoặc có quyền nhận từ chủ đầu tư theo các điều khoản được thỏa thuận trong hợp đồng. Đây là một phần quan trọng giúp xác định hiệu quả tài chính của một dự án xây dựng, vì nó phản ánh giá trị kinh tế mà nhà thầu tạo ra thông qua các giai đoạn thi công.
Trong kế toán, việc ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng cần được thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo tính minh bạch và chính xác của báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế toán, doanh thu chỉ được ghi nhận khi có sự chắc chắn về khả năng thu hồi cũng như giá trị của doanh thu và chi phí liên quan có thể được xác định một cách đáng tin cậy.
1.2 Tầm quan trọng của doanh thu hợp đồng xây dựng:
Ghi nhận đúng doanh thu trong hợp đồng xây dựng không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận mà còn tuân thủ các quy định pháp luật, đồng thời cung cấp thông tin tài chính minh bạch cho các bên liên quan. Đối với nhà thầu, việc ghi nhận doanh thu kịp thời và chính xác giúp phản ánh chính xác tình hình tài chính của dự án, từ đó hỗ trợ quản lý dòng tiền và quyết định đầu tư trong tương lai.
1.3 Quy định về doanh thu hợp đồng xây dựng
Doanh thu ban đầu ghi trong hợp đồng:
– Đây là giá trị hợp đồng ban đầu được thỏa thuận giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Doanh thu ban đầu thường là tổng giá trị mà nhà thầu sẽ nhận được khi hoàn thành toàn bộ dự án theo các điều kiện đã ký kết.
– Doanh thu này bao gồm chi phí dự toán cho tất cả các hạng mục công việc, vật liệu, và lao động để thực hiện dự án, nhưng chưa bao gồm các thay đổi phát sinh trong quá trình xây dựng.
Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng:
Trong quá trình xây dựng, các thay đổi có thể xảy ra do nhiều yếu tố như thay đổi thiết kế, yêu cầu bổ sung của chủ đầu tư, hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại công trường.
– Các khoản tăng thêm: Ví dụ, nếu chủ đầu tư yêu cầu bổ sung thêm hạng mục công trình hoặc sử dụng vật liệu cao cấp hơn, doanh thu hợp đồng có thể được tăng thêm. Các khoản tăng thêm này phải được ghi nhận vào doanh thu nếu có sự đồng thuận giữa các bên và giá trị thay đổi có thể xác định một cách đáng tin cậy.
– Các khoản giảm trừ: Ngược lại, nếu một số hạng mục công việc bị loại bỏ hoặc chủ đầu tư giảm quy mô công trình, doanh thu hợp đồng sẽ giảm tương ứng. Các khoản giảm trừ này cần được ghi nhận khi có thỏa thuận chính thức.
Tiền thưởng:
– Trong một số hợp đồng xây dựng, nhà thầu có thể nhận thêm tiền thưởng nếu hoàn thành công việc trước tiến độ hoặc đáp ứng các tiêu chí chất lượng cao hơn yêu cầu.
– Điều kiện ghi nhận: Tiền thưởng chỉ được ghi nhận vào doanh thu nếu nhà thầu có khả năng đáp ứng các điều kiện quy định trong hợp đồng để nhận thưởng và khi giá trị của tiền thưởng có thể xác định một cách đáng tin cậy.
Các khoản thanh toán khác:
– Các khoản phạt chậm tiến độ hoặc thanh toán bổ sung: Một số hợp đồng xây dựng có điều khoản phạt nếu nhà thầu không hoàn thành đúng tiến độ, hoặc có thể có các khoản thanh toán bổ sung khi nhà thầu hoàn thành các hạng mục khó khăn, yêu cầu cao.
– Điều kiện ghi nhận: Các khoản thanh toán này chỉ được tính vào doanh thu hợp đồng khi có sự chắc chắn về khả năng thu hồi và khi giá trị của chúng có thể đo lường một cách chính xác.
2. Thời điểm ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng
Ví dụ trường hợp thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện thanh toán theo tiến độ kế hoạch
Giả sử: Công ty xây dựng A ký hợp đồng xây dựng tòa nhà với giá trị 50 tỷ đồng, được thanh toán theo tiến độ kế hoạch với các giai đoạn 6 tháng. Đến cuối năm, công ty đã hoàn thành 60% công việc của dự án. Theo quy định hợp đồng, công ty chỉ cần lập hóa đơn vào tháng 12 (kỳ thứ hai) cho giá trị 30% tổng giá trị hợp đồng. → Ghi nhận doanh thu: Doanh thu ghi nhận sẽ là 60% * 50 tỷ = 30 tỷ đồng, phản ánh đúng phần công việc đã hoàn thành, không phụ thuộc vào việc công ty mới lập hóa đơn 15 tỷ đồng cho kỳ thứ hai. |
Ví dụ trường hợp thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện
Giả sử: Công ty xây dựng B có hợp đồng xây dựng cầu với giá trị 100 tỷ đồng, thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện. Sau 9 tháng thi công, công ty hoàn thành 40% khối lượng công việc, tương đương 40 tỷ đồng, và khách hàng xác nhận nghiệm thu trong kỳ. → Ghi nhận doanh thu: Doanh thu sẽ là 40 tỷ đồng và được ghi nhận vào kỳ kế toán đó vì đã có xác nhận nghiệm thu từ phía khách hàng và lập hóa đơn cho khối lượng công việc hoàn thành. |
3. Ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng
♦ Doanh thu của hợp đồng xây dựng được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Việc xác định doanh thu của hợp đồng chịu tác động của nhiều yếu tố không chắc chắn vì chúng tuỳ thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh và những yếu tố không chắc chắn được giải quyết. Vì vậy, doanh thu của hợp đồng có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ. Ví dụ:
(a) Nhà thầu và khách hàng có thể đồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu làm tăng hoặc giảm doanh thu của hợp đồng trong kỳ tiếp theo so với hợp đồng được chấp thuận ban đầu;
(b) Doanh thu đã được thỏa thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lý do giá cả tăng lên;
(c) Doanh thu theo hợp đồng có thể bị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
(d) Khi hợp đồng với giá cố định quy định mức giá cố định cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành thì doanh thu theo hợp đồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm.
♦ Phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành. Theo phương pháp này, doanh thu được xác định phù hợp với chi phí đã phát sinh của khối lượng công việc đã hoàn thành thể hiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Theo phương pháp này, doanh thu và chi phí của hợp đồng được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu và chi phí của phần công việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo. Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau. Doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính toán thích hợp để xác định phần công việc đã hoàn thành. Tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp lựa chọn áp dụng một trong 3 phương pháp sau để xác định phần công việc hoàn thành:
(a) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng;
(b) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
(c) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng. Việc thanh toán theo tiến độ và những khoản ứng trước nhận được từ khách hàng thường không phản ánh phần công việc đã hoàn thành.
Ví dụ:
– Doanh thu hợp đồng xây dựng với giá cố định được xác định theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) công việc hoàn thành, được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa giờ công lao động đã thực hiện đến thời điểm hiện tại so với tổng số giờ công lao động dự tính cho hợp đồng đó.
– Doanh thu hợp đồng xây dựng được xác định theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí thực tế đã phát sinh tính đến thời điểm hiện tại so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng.
♦ Doanh thu hợp đồng xây dựng được ghi nhận theo 2 trường hợp:
– Khi kết quả thực hiện HĐXD được ước tính một cách đáng tin cậy (khi doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế từ hợp đồng) :
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, được khách hàng xác nhận thì nhà thầu phải căn cứ vào phương pháp tính toán thích hợp để xác định giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ. Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, kế toán phải lập hóa đơn gửi cho khách hàng đòi tiền và phản ánh doanh thu và nợ phải thu trong kỳ tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận.
Việc trích lập dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình xây lắp và được hạch toán vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập và được hạch toán vào TK 711 “Thu nhập khác”.
Khi kết quả thực hiện HĐXD không ước tính được đáng tin cậy:
– Doanh thu chỉ được ghi nhận tương ứng với chi phí thực tế của HĐXD đã phát sinh mà việc được hoàn trả là tương đối chắc chắn.
– Các chi phí của hợp đồng chỉ đượ ghi nhận là chi phí trong kỳ khi các khoản chi phí này đã phát sinh.
4. Kết cấu và nội dung TK 337
Bên nợ:
- Phản ánh số tiền phải thu theo doanh thu đã ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng dở dang.
Bên có:
- Phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang.
Số dư bên nợ:
- Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng lớn hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang.
Số dư bên có:
- Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng nhỏ hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang.
Tài khoản 337 – thanh toán theo tiến độ hợp đồng không có tài khoản cấp 2.
5. Hạch toán kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành (không phải hoá đơn) do nhà thầu tự xác định tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, ghi:
Nợ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111)
Căn cứ vào Hoá đơn GTGT được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc nhận tiền khách hàng ứng trước, ghi:
Nợ các TK 111, 112, …
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì kế toán phải lập Hoá đơn GTGT trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào Hoá đơn GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
Một số khoản khác
Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên; sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, …
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
6. Ví dụ kế toán doanh thu và liên hệ tại công ty cổ phần xây dựng Thông tư 200
6.1 Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng tại công ty
a. Phương pháp kế toán doanh thu của HĐXD tại Công ty cổ phần Xây dựng
b. Thuận lợi
c. Khó khăn
d. Ví dụ cụ thể về kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng dài hạn tại công ty. Một hợp đồng xây dựng trong 3 năm, tổng doanh thu của hợp đồng là 5.000.000.000 đồng, tổng chi phí thực tế phát sinh trong 3 năm là 4.050.000.000 đồng
Một hợp đồng xây dựng trong 3 năm, tổng doanh thu của hợp đồng là 5.000.000.000 đồng, tổng chi phí thực tế phát sinh trong 3 năm là 4.050.000.000 đồng. Trong hợp đồng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Tình hình chi phí và số tiền thanh toán ba năm như sau:
Ở đây, doanh thu được ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ giữa chi phí thực tế đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng, và hợp đồng xây dựng trên không thuộc diện chịu thuế GTGT, đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Kế toán ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng tại từng năm như sau:
(1) Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng năm 2023:
– Chi phí thực tế năm 2023 là 1.500.000; chi phí ước tính hoàn thành là 3.000.000, vậy tổng chi phí dự toán của hợp đồng năm 2013 là:
Tổng chi phí dự toán của hợp đồng = Chi phí thực tế + Chi phí ước tính để hoàn thành = 1.500.000 + 3.000.000 = 4.500.000
– Doanh thu hợp đồng xây dựng năm 2023 được xác định như sau:
Doanh thu = Chi phí thực tế năm 2023/ Tổng chi phí dự toán của HĐ x Giá trị hợp đồng = 1.500.000/4.500.000 x 5.000.000 = 1.670.000
– Căn cứ vào số tiền thanh toán theo tiến độ kế hoạch quy định trong hợp đồng năm 2023 là 1.670.000, kế toán lập hóa đơn, ghi:
Nợ TK 131: 1.000.000
Có TK 337: 1.000.000
– Căn cứ vào doanh thu được xác định theo phương pháp tỷ lệ chi phí năm 2023 là 1.670.000, kế toán lập chứng từ phản ánh doanh thu, căn cứ ghi chứng từ:
Nợ TK 337: 1.670.000
Có TK 511: 1.670.000
– Đồng thời kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh năm 2023:
Nợ TK 511: 1.670.000
Có TK 911: 1.670.000
– Khi nhận được tiền thanh toán, ghi:
Nợ TK 111: 750.000đ
Có TK 131: 750.000đ
– Ghi nhận chi phí vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023:
Nợ TK 632: 1.500.000đ
Có TK 154: 1.500.000đ
– Đồng thời kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh năm 2023:
Nợ TK 911: 1.500.000đ
Có TK 632: 1.500.000đ
(2) Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng năm 2024:
– Chi phí thực tế đến cuối năm 2024 là 3.600.000; chi phí ước tính hoàn thành là 400.000, vậy tổng chi phí dự toán của hợp đồng năm 2013 là:
Tổng chi phí dự toán của hợp đồng = Chi phí thực tế + Chi phí ước tính để hoàn thành = 3.600.000 + 400.000 = 4.000.000
– Doanh thu hợp đồng xây dựng năm 2024 được xác định như sau:
Doanh thu của 2 năm = Chi phí thực tế của 2 năm/ Tổng chi phí dự toán của HĐ x Giá trị hợp đồng = 3.600.000/4.000.000 x 5.000.000 = 4.500.000
Doanh thu năm 2014 = Doanh thu của 2 năm – Doanh thu đã ghi nhận năm 2023 = 4.500.000 – 1.670.000 = 2.830.000
– Căn cứ vào số tiền thanh toán theo tiến độ kế hoạch quy định trong hợp đồng năm 2024 là 3.700.000, kế toán lập hóa đơn, ghi:
Nợ TK 131: 3.700.000
Có TK 337: 3.700.000
– Căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành trong năm 2024 ghi:
Nợ TK 337: 2.830.000
Có TK 511: 2.830.000
– Khi nhận được tiền thanh toán, ghi:
Nợ TK 111: 3.000.000đ
Có TK 131: 3.000.000đ
– Ghi nhận chi phí vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024: 3.600.000 – 1.500.000 = 2.100.000
Nợ TK 632: 2.100.000đ
Có TK 154: 2.100.000đ
(3) Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng năm 2025:
– Đến cuối năm 2015 hợp đồng đã hoàn thành 100% trong đó phần công việc hoàn thành của 2 năm trước là 90% 3.600.000/4.000.000 x 100% = 90%
Vậy phần công việc hoàn thành của năm 2025 là 10% = 100 % – 90%
– Doanh thu hợp đồng xây dựng năm 2025 được xác định như sau:
Doanh thu năm 2025 = Tỷ lệ công việc hoàn thành năm 2025 x Giá trị hợp đồng = 10% x 5.000.000 = 500.000
– Căn cứ vào số tiền thanh toán theo tiến độ kế hoạch quy định trong hợp đồng năm 2015 là 300.000, kế toán lập hóa đơn, ghi:
Nợ TK 131: 300.000
Có TK 337: 300.000
– Căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành trong năm 2025 ghi:
Nợ TK 337: 500.000
Có TK 511: 500.000
– Khi nhận được tiền thanh toán, ghi:
Nợ TK 111:1.250.000đ
Có TK 131: 1.250.000đ
– Ghi nhận chi phí vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2025: 4.050.000 – 3.600.000 = 450.000
Nợ TK 632: 450.000đ
Có TK 154: 450.000đ
6.2 Sự phù hợp với quy định hiện hành về kế toán HĐXD
– Việc ghi nhận và hạch toán doanh thu HĐXD xét đến trong ví dụ trên là hợp lý, phù hợp với các quy định kế toán hiện hành.
– Do đặc điểm riêng có của ngành xây dựng cơ bản nên việc ghi nhận doanh thu việc ghi nhận doanh thu cũng rất phức tạp do chi phí lớn, cơ cấu chi phí phức tạp và không giống nhau giữa các công trình và việc ghi nhận doanh thu của mỗi hợp đồng xây dựng cũng không giống nhau phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng. Các HĐXD trong một doanh nghiệp đã khác nhau thì ở các doanh nghiệp lại càng khác nhau. Trong khi việc ghi nhận doanh thu và chi phí của HĐXD lại có ảnh hưởng lớn đến việc hạch toán doanh thu.
– Tại công ty cổ phần xây dựng thời điểm ghi nhận doanh thu từng kì của mỗi HĐXD là không giống nhau phụ thuộc vào đặc điểm của từng công trình, hạng mục công trình và các điều khoản ghi trong hợp đồng xây dựng của công trình hạng mục đó.
6.3 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng
– Cần đảm bảo tốt yếu tố đầu vào, thi công đúng tiến độ kĩ thuật… để có thể hạn chế những tác động bất lợi có thể làm giảm doanh thu, đồng thời nó cũng giúp cho công tác kế toán doanh thu được xác định dễ dàng hơn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng.
– Vì khối lượng công việc ở các công ty xây dựng là rất lớn , doanh nghiệp lại là doanh nghiệp sản xuất vừa nhận các công trình xây lắp do đó rất phức tạp. Vì vậy cần bổ sung thêm dội ngũ kế toán giỏi lành nghề, thạo việc và đối với các công trình ở xa và có giá trị lớn cần đi theo để làm việc , đảm bảo công tác kế toán diễn ra nhanh chóng, khách quan, kịp thời và chính xác nhất. Đồng thời nên bồi dưỡng thêm kiến thức kế toán cho người quản lí công trình để việc hạch toán ban đầu được chính xác.
– Các hóa đơn chứng từ cần được luân chuyển linh hoạt hơn để đảm bảo cho việc hạch toán và tổng hợp và chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi, chính xác trong hạch toán cũng như xác định kết quả kinh doanh, tránh những sai sót không đáng có gây mất thời gian và chi phí của doanh nghiệp
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ VÀ NHẬN TƯ VẤN
KHÓA HỌC KẾ TOÁN VIỆT HƯNG
Thời gian học:
Sáng: 08h30′ – 12h00′ Chiều: 14h00′ – 17h30′ Tối: 19h00′ – 22h30′ ( Từ T2 đến T7 ). Mỗi buổi học 02 giờ, học viên tự chọn trong khoảng thời gian Từ 08h30′ đến 22h30′.
Thời hạn truy cập giáo trình: Vô thời hạn
Qua bài viết về hạch toán chi phí và doanh thu hợp đồng xây dựng, hy vọng bạn đã nắm được những kiến thức cần thiết cho quản lý tài chính công trình. Đừng quên theo dõi Fanpage Kế Toán Việt Hưng để cập nhật ưu đãi hấp dẫn cho các khóa học và dịch vụ kế toán chuyên nghiệp!