Hạch toán tài khoản loại 5 trong kế toán ban quản lý dự án đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thu chi và theo dõi hiệu quả hoạt động tài chính của các dự án. Được chia sẻ bởi Trung tâm Kế Toán Việt Hưng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình hạch toán tài khoản loại 5 một cách chi tiết và chính xác. Cùng tìm hiểu ngay để nắm vững các nguyên tắc, cách hạch toán chuẩn trong kế toán ban quản lý dự án nhé!
1. Tài khoản 511 – Thu hoạt động trong kế toán ban quản lý dự án
1.2 Hạch toán TK 511 kế toán ban quản lý dự án
(1) Hạch toán các khoản NSNN cấp:
– Khi được giao dự toán chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 008- Dự toán chi hoạt động (00821, 00822).
– Trường hợp ngân sách cấp bằng Lệnh chi tiền vào TK tiền gửi dự toán của đơn vị, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 337- Tạm thu (3371).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 012- Lệnh chi tiền thực chi (nếu được cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi), hoặc
Nợ TK 013- Lệnh chi tiền tạm ứng (nếu được cấp bằng Lệnh chi tiền tạm ứng).
– Phản ánh các khoản phải trả, ghi:
Nợ TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang (đối với các khoản chi phí cho hoạt động thầu, khoán)
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động (đối với các khoản chi phí từ vốn NSNN cấp đơn vị không thuộc hoạt động khoán)
Có các TK 331, 332, 334…
– Rút dự toán thanh toán các khoản phải trả (trường hợp thanh toán trực tiếp không qua TK cá nhân), ghi:
Nợ các TK 331, 332, 334…
Có TK 511- Thu hoạt động (5111).
Đồng thời, ghi:
Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (chi tiết TK tương ứng).
– Rút dự toán chuyển vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng để trả lương cho cán bộ trong đơn vị, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 511- Thu hoạt động (5111).
Đồng thời, ghi:
Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (chi tiết TK tương ứng).
– Trường hợp cuối năm, xác định được số tiết kiệm chi thường xuyên để trích lập các Quỹ, căn cứ quyết định trích lập Quỹ, rút dự toán chuyển sang TK tiền gửi tại KBNN theo số quỹ được trích lập, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 511- Thu hoạt động (5111).
Đồng thời, ghi:
Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (chi tiết TK tương ứng).
– Cuối năm, kết chuyển các khoản thu do NSNN cấp vào TK xác định kết quả, ghi:
Nợ TK 511- Thu hoạt động (5111)
Có TK 911 – Xác định kết quả.
(2) Hạch toán các khoản viện trợ, vay nợ nước ngoài:
– Khi nhà tài trợ, nhà cho vay chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của đơn vị, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 337- Tạm thu (3372).
Đồng thời, căn cứ vào chứng từ ghi thu ngân sách – ghi chi tạm ứng, ghi:
Nợ TK 004- Kinh phí viện trợ không hoàn lại (chi tiết TK tương ứng).
– Khi đơn vị rút tiền từ tài khoản tiền gửi về quỹ tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
– Khi đơn vị chi tiêu cho các hoạt động của chương trình, dự án (trừ chi đầu tư, mua sắm TSCĐ, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho), ghi:
Nợ TK 612- Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài
Có các TK 111, 112.
Đồng thời ghi:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3372)
Có TK 511 – Thu hoạt động (5112, 5113).
– Khi phát sinh các khoản lãi tiền gửi của chương trình, dự án, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 337 – Tạm thu (3372).
+ Trường hợp theo hiệp định đơn vị được hưởng khoản lãi tiền gửi, ghi:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3372)
Có TK 511 – Thu hoạt động (5112, 5113).
Đồng thời, căn cứ Lệnh ghi thu – ghi chi, ghi:
Nợ TK 004 – Kinh phí viện trợ không hoàn lại (chi tiết TK tương ứng).
Và ghi:
Có TK 004 – Kinh phí viện trợ không hoàn lại (chi tiết TK tương ứng).
+ Trường hợp theo hiệp định phải trả lại lãi tiền gửi cho nhà tài trợ, hoặc nộp NSNN:
Nếu phải nộp trả Ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3372)
Có TK 333 – Các khoản phải nộp Nhà nước (3338).
Khi nộp, ghi:
Nợ TK 333 – Các khoản phải nộp Nhà nước (3338)
Có các TK 111, 112.
Nếu nộp trả nhà tài trợ, ghi:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3372)
Có TK 338 – Phải trả khác (3388).
Khi nộp, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả khác (3388)
Có các TK 111, 112.
– Số viện trợ sử dụng không hết phải nộp lại cho nhà tài trợ, ghi:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3372)
Có các TK 111, 112…
– Căn cứ thông báo của cơ quan chủ quản về việc thanh toán các khoản đã tạm ứng (hoàn tạm ứng), ghi:
Có TK 004- Kinh phí viện trợ không hoàn lại (chi tiết TK tương ứng).
– Trường hợp nhà tài trợ, nhà cho vay chuyển thẳng tiền thuộc chương trình, dự án cho bên thứ 3 (nhà cung cấp, chuyên gia tư vấn…), ghi:
Nợ TK 612 – Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài
Có TK 511 – Thu hoạt động (5112, 5113).
Đồng thời, căn cứ Lệnh ghi thu – ghi chi, ghi:
Nợ TK 004 – Kinh phí viện trợ không hoàn lại (chi tiết TK tương ứng).
Và ghi:
Có TK 004 – Kinh phí viện trợ không hoàn lại (chi tiết TK tương ứng).
– Khi được viện trợ không hoàn lại bằng tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36621).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 004 – Kinh phí viện trợ không hoàn lại (chi tiết TK tương ứng).
Và ghi:
Có TK 004 – Kinh phí viện trợ không hoàn lại (chi tiết TK tương ứng).
– Khi tính hao mòn TSCĐ, ghi:
Nợ TK 612 – Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài
Có TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36621)
Có TK 511 – Thu hoạt động (5112, 5113).
– Cuối năm, căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua sắm bằng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài đã xuất sử dụng trong kỳ, kết chuyển từ TK 366 sang các TK 511 (5112, 5113), ghi:
Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36622)
Có TK 511 – Thu hoạt động (5112, 5113).
– Cuối năm, kế toán tính toán và kết chuyển thu của hoạt động viện trợ, vay nợ nước ngoài ghi:
Nợ TK 511 – Thu hoạt động (5112, 5113)
Có TK 911 – Xác định kết quả.
(3) Hạch toán các khoản phí, lệ phí:
a) Khi thu được phí, lệ phí, ghi:
Nợ các TK 111, 112…
Có TK 138 – Phải thu khác, hoặc
Có TK 337 – Tạm thu (3373).
b) Định kỳ (hoặc hàng tháng), đơn vị thực hiện:
– Xác định số phí, lệ phí phải nộp nhà nước theo quy định, ghi:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3373)
Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước (3332).
– Xác định số được khấu trừ, để lại đơn vị, ghi:
Nợ TK 014 – Phí được khấu trừ, để lại (tổng số phí được khấu trừ, để lại).
c) Khi sử dụng số phí được khấu trừ, để lại để chi cho các hoạt động thu phí (trừ mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho và TSCĐ), ghi:
Nợ TK 614 – Chi phí hoạt động thu phí (chi cho hoạt động thu phí), hoặc
Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động (chi cho đơn vị)
Có các TK 111, 112.
Đồng thời, ghi:
Có TK 014 – Phí được khấu trừ, để lại (chi tiết TK tương ứng).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3373)
Có TK 511 – Thu hoạt động (5114).
d) Trường hợp, số phí được khấu trừ, để lại đơn vị dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho. Khi mua TSCĐ; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 211, 213
Có các TK 111, 112.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3373)
Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631, 36632).
Đồng thời, ghi:
Có TK 014 – Phí được khấu trừ, để lại (chi tiết TK tương ứng).
đ) Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động thu phí hoặc tính khấu hao TSCĐ được mua bằng nguồn phí được để lại, ghi:
Nợ TK 614 – Chi phí hoạt động thu phí
Có các TK 152, 153, 214.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3373)
Có TK 511 – Thu hoạt động (5114).
e) Khi xác định được số tiết kiệm chi từ hoạt động thu phí, ghi:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3373)
Có TK 511 – Thu hoạt động (5114).
g) Cuối năm, kế toán tính toán, kết chuyển số thu phí được khấu trừ, để lại, ghi:
Nợ TK 511 – Thu hoạt động (5114)
Có TK 911 – Xác định kết quả.
(4) Hạch toán thu hoạt động quản lý dự án, công trình
a) Khi xác định được nguồn thu hoạt động quản lý dự án, công trình được trích để lại BQLDA theo từng dự án, công trình, ghi:
Nợ TK 243 – XDCB dự án, công trình (24312)
Có TK 343 – Nguồn kinh phí XDCB dự án, công trình.
b) Rút dự toán chuyển sang Tài khoản tiền gửi của BQLDA số được trích để lại BQLDA, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 337 – Tạm thu (3378).
Đồng thời, ghi: Có TK 009 – Dự toán chi đầu tư XDCB
Đồng thời, ghi: Nợ TK 018 – Thu hoạt động khác được để lại.
c) Khi chi từ nguồn thu hoạt động quản lý dự án, công trình được trích để lại BQLDA:
– Chi phí cho các hoạt động của BQLDA, ghi:
Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động
Có TK 511 – Thu hoạt động (5118).
Đồng thời, ghi: Có TK 018 – Thu hoạt động khác được để lại.
– Mua TSCĐ sử dụng cho BQLDA, ghi:
+ Khi mua TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 211, 213
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Đồng thời, ghi: Có TK 018 – Thu hoạt động khác được để lại.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3378)
Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611).
+ Khi tính hao mòn (khấu hao) TSCĐ, ghi:
Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động
Có TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)
Có TK 511 – Thu hoạt động (5118).
– Đối với TSCĐ của BQLDA hình thành qua đầu tư XDCB (đối với TSCĐ hữu hình) hoặc qua quá trình phát triển (đối với TSCĐ vô hình), ghi:
+ Khi phát sinh chi phí đầu tư XDCB, ghi:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412)
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3378)
Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (3664).
+ Khi công trình XDCB hoàn thành hoặc quá trình phát triển đã kết thúc bàn giao TSCĐ sử dụng, ghi:
Nợ các TK 211, 213
Có TK 241- XDCB dở dang (2412)
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (3664)
Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611).
+ Khi tính hao mòn (khấu hao) TSCĐ, ghi:
Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động
Có TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)
Có TK 511 – Thu hoạt động (5118).
– Khi mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho sử dụng cho BQLDA, ghi:
+ Khi mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho, ghi:
Nợ các TK 152, 153
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Đồng thời, ghi: Có TK 018 – Thu hoạt động khác được để lại.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3378)
Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36612).
+ Khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ ra sử dụng cho BQLDA, ghi:
Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động
Có các TK 152, 153.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36612)
Có TK 511 – Thu hoạt động (5118).
2. Tài khoản 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ trong kế toán ban quản lý dự án
2.2 Hạch toán TK 531 kế toán ban quản lý dự án
(1) Khi cung cấp các dịch vụ tư vấn ra bên ngoài:
– Trường hợp đơn vị tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, khi cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3331) (Thuế GTGT đầu ra).
– Trường hợp đơn vị tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ (Tổng giá thanh toán).
(2) Trường hợp nhận tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng kinh tế, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 131- Phải thu của khách hàng.
(3) Khi dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã hoàn thành, kế toán ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ:
– Nếu đơn vị tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ (Giá bán chưa thuế GTGT)
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3331) (Thuế GTGT đầu ra).
– Nếu đơn vị tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ (Tổng giá thanh toán).
(4) Khi xác định số thuế GTGT phải nộp (trường hợp đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), ghi:
Nợ TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ
Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3331).
(5) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu của hoạt động SXKD, dịch vụ để xác định kết quả, ghi:
Nợ TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ
Có TK 911 – Xác định kết quả.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
KHÓA HỌC KẾ TOÁN VIỆT HƯNG
Thời gian học:
Sáng: 08h30′ – 12h00′ Chiều: 14h00′ – 17h30′ Tối: 19h00′ – 22h30′ ( Từ T2 đến T7 ). Mỗi buổi học 02 giờ, học viên tự chọn trong khoảng thời gian Từ 08h30′ đến 22h30′.
Thời hạn truy cập giáo trình: Vô thời hạn
Hy vọng bài viết giúp bạn nắm rõ cách hạch toán tài khoản loại 5 trong kế toán ban quản lý dự án. Đừng quên theo dõi Fanpage Kế Toán Việt Hưng để cập nhật những ưu đãi hấp dẫn cho các khóa học kế toán tổng hợp – thuế và các dịch vụ đa lĩnh vực nhé!